(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa được đánh giá là tỉnh có tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp cũng như phát triển công nghiệp chế biến của khu vực Bắc Trung bộ, với 145.803 ha đất trồng lúa, 50.600 ha rau các loại, sản lượng 580.700 tấn; trong đó, đã xây dựng được 97 vùng sản xuất chuyên canh rau an toàn tập trung với diện tích 12.560 ha, sản lượng 170.754 tấn. Diện tích trồng cây ăn quả 21.680 ha, sản lượng 30.480 tấn. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển ngành chế biến, từ đó nâng cao giá trị nông sản.

Thiếu nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông sản

Thanh Hóa được đánh giá là tỉnh có tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp cũng như phát triển công nghiệp chế biến của khu vực Bắc Trung bộ, với 145.803 ha đất trồng lúa, 50.600 ha rau các loại, sản lượng 580.700 tấn; trong đó, đã xây dựng được 97 vùng sản xuất chuyên canh rau an toàn tập trung với diện tích 12.560 ha, sản lượng 170.754 tấn. Diện tích trồng cây ăn quả 21.680 ha, sản lượng 30.480 tấn. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển ngành chế biến, từ đó nâng cao giá trị nông sản.

Thiếu nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông sản

Chế biến dứa xuất khẩu tại Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành, xã Trung Thành (Nông Cống).

Để phát huy tiềm năng, lợi thế này, tỉnh đã quan tâm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản. Theo đó, nhiều năm liền cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi trong giải phóng mặt bằng, phát triển vùng nguyên liệu, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ 100% kinh phí để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng sạch cho các doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án chế biến nông, lâm sản, quy mô đầu tư 20 tỷ đồng trở lên và sử dụng tối thiểu 30% số lao động địa phương. Chỉ đạo các địa phương thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, rà soát, bổ sung, điều chỉnh vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng từng vùng để bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp, có chính sách riêng cho doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản và doanh nghiệp bao tiêu nông sản cho nông dân.

Hiện nay Thanh Hóa có 29 doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nhà máy chế biến nông sản, gồm 5 nhà máy chế biến tinh bột sắn với tổng công suất chế biến 600 tấn sản phẩm/ngày, 3 nhà máy chế biến lúa gạo có quy mô lớn, với tổng công suất 180.000 tấn/năm và 17 nhà máy chế biến rau, quả, với tổng công suất gần 110.000 tấn/năm. Ngoài ra, toàn tỉnh còn có 600 cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với tiềm năng về nguồn nguyên liệu thì số lượng nhà máy, doanh nghiệp nói trên còn khá khiêm tốn. Đáng nói hơn là các nhà máy chế biến này vẫn chưa hoạt động hết công suất và thường hoạt động theo mùa vụ. Đa phần chủ doanh nghiệp cho rằng, nguyên nhân chính của tình trạng này là bởi thiếu nguyên liệu. Ví dụ như mặt hàng chế biến tinh bột sắn chẳng hạn. Hiện trên địa bàn tỉnh có 5 nhà máy chế biến tinh bột sắn với công suất chế biến 600 tấn sản phẩm/ngày, nhu cầu nguyên liệu để sản xuất cần tới 250.000 - 300.000 tấn củ sắn tươi. Để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh, mỗi năm diện tích trồng sắn nguyên liệu của tỉnh từ 13.000 đến 15.000 ha. Trong đó, diện tích sắn nguyên liệu ổn định phục vụ cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 11.000 ha, với năng suất từ 18 đến 20 tấn củ/ha/vụ. Diện tích và năng suất này mới đáp ứng được 60% công suất, buộc các nhà máy phải tổ chức thu mua nguyên liệu ở các tỉnh khác và nước bạn Lào.

Để bảo đảm nguồn nguyên liệu cho hoạt động chế biến, thời gian qua đã có một số nhà máy chế biến tinh bột sắn chủ động đầu tư phát triển vùng nguyên liệu. Đơn cử như Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh thuộc Công ty Chế biến nông lâm sản và vật tư nông nghiệp Phúc Thịnh (Ngọc Lặc) đầu tư liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm trên 3.000 ha sắn tại vùng thâm canh ở các xã Phúc Thịnh, Sông Âm, Lam Sơn (Ngọc Lặc). Tuy nhiên, hoạt động của nhà máy vẫn chỉ theo mùa vụ vì thiếu nguyên liệu. Ông Nghiêm Minh Tiến, Chủ tịch Thường trực Hiệp hội sắn Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Chế biến nông lâm sản và vật tư nông nghiệp Phúc Thịnh, cho biết: Niên vụ sắn 2022-2023 nhà máy phấn đấu chế biến 31.000 tấn tinh bột sắn với giá trị tương đương 15 triệu USD. Để đạt được mục tiêu này, đơn vị cần nguồn nguyên liệu lớn lên tới 120.000 tấn củ sắn tươi nguyên liệu. Hiện nay, vùng nguyên liệu ở tỉnh Thanh Hóa nơi nhà máy chế biến đóng chân, mới đáp ứng được 70% sản lượng nguyên liệu, còn lại 30% phải nhập từ tỉnh ngoài. Thời điểm này nhà máy bắt đầu bước vào vụ chế biến mới, song nguồn nguyên liệu hiện tại đang phải nhập từ tỉnh Nghệ An, bởi phải cuối tháng 10, vùng nguyên liệu trong tỉnh mới bắt đầu thu hoạch.

Mặt hàng chế biến dứa xuất khẩu cũng gặp tình trạng tương tự. Năm 2022, Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành, xã Trung Thành (Nông Cống) xây dựng kế hoạch chế biến 2.400 tấn dứa xuất khẩu. Để thực hiện mục tiêu này, đơn vị cần 6.000 tấn dứa nguyên liệu, tương đương với 150 ha. So với trên dưới 3.000 ha dứa nguyên liệu, sản lượng dứa hằng năm đạt khoảng 120.000 - 130.000 tấn mà tỉnh có, thì nhu cầu về nguồn nguyên liệu của Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành khá khiêm tốn. Thế nhưng, từ đầu năm đến nay nhà máy vẫn phải hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu. Ông Lê Trường Tùng, Giám đốc Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành, cho biết: Dây chuyền sản xuất của công ty có công suất thiết kế hơn 7.000 tấn sản phẩm/năm. Tuy nhiên, từ khi đi vào hoạt động đến nay, công ty chỉ duy trì sản xuất được từ 2.000 đến 3.000 tấn/năm. Từ đầu năm 2022 đến nay công ty nhận được nhiều đơn hàng từ hơn 10 nước trên thế giới, song do nguồn nguyên liệu hạn chế nên đã phải từ chối một số đơn hàng lớn. Đáng nói, từ đầu năm đến nay công ty phải phá vỡ 2 hợp đồng và chấp nhận chịu phạt 8.000 USD do thiếu nguyên liệu để sản xuất.

“Cũng giống như nhiều sản phẩm nguyên liệu khác, dứa được trồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo thời vụ, nên vào thời điểm thu hoạch chính vụ, nguồn nguyên liệu này khá dồi dào, thường công ty sẽ tranh thủ thời điểm này để đẩy mạnh sản xuất, dự trữ nguồn hàng. Nhưng cũng có thời điểm đơn hàng đặt nhiều lại đúng vào thời điểm nguyên liệu không có nên công ty phải lấy nguồn từ các tỉnh ngoài, điều này khiến chi phí tăng, nhiều đơn hàng phải bù lỗ. Để bảo đảm nguồn nguyên liệu, có thời điểm công ty đã liên kết với các hộ dân tại các huyện Yên Định, Nông Cống, Như Thanh sản xuất và tiêu thụ rải vụ dứa nguyên liệu để phù hợp với việc vận hành dây chuyền sản xuất”, ông Lê Trường Tùng cho biết thêm.

Để bảo đảm nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến, cùng với việc chủ động của doanh nghiệp trong xây dựng và phát triển bền vững vùng nguyên liệu, người dân cũng cần tuân thủ nghiêm các nội dung cam kết trong quá trình thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đơn vị quản lý Nhà nước cũng cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho người dân về lợi ích, trách nhiệm trong việc tuân thủ hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đã ký với doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường giám sát, quản lý vùng nguyên liệu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]