(Baothanhhoa.vn) - Sáng 19-11, đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7-7-2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tập trung tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Nghị định 67

Sáng 19-11, đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7-7-2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Tập trung tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Nghị định 67

Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Tham dự có đại diện lãnh đạo các ngành có liên quan của tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tỉnh Thanh Hóa và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh, UBND các huyện, thành phố ven biển…

Tập trung tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Nghị định 67

Đại diện Chi cục Thủy sản báo cáo kết quả thực hiện Nghị định 67.

Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7-7-2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước mang tính đột phá, đồng bộ, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của đông đảo ngư dân, góp phần phát triển ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hiện đại và tái cơ cấu ngành thủy sản phát triển biền vững. Ngư dân được tiếp cận vận hành tàu cá hiện đại, công nghệ khai thác, bảo quản tiên tiến, ngư trường được mở rộng giảm áp lực cho khai thác vùng ven bờ.

Tập trung tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Nghị định 67

Đại diện UBND thành phố Sầm Sơn phát biểu tại hội nghị.

Nhiều tàu cá hoạt động có hiệu quả góp phần nâng cao đời sống cộng đồng ngư dân ven biển, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trong 5 năm thực hiện chính sách, trên địa bàn tỉnh đã huy động các nguồn vốn đầu tư dự án khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá sông Lý (Quảng Xương) với tổng mức đầu tư 119,995 tỷ đồng. Trong chính sách tín dụng, các Ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng tín dụng với 58 chủ tàu (23 tàu vỏ thép, 35 tàu vỏ gỗ), tổng số tiền 651,281 tỷ đồng. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ ngư dân, như: Bảo hiểm thân tàu, thuyền viên; hỗ trợ đào tạo thuyền viên; hỗ trợ vận chuyển hàng hóa; hỗ trợ chi phí duy tu, sửa chữa tàu vỏ thép theo định kỳ…

Tập trung tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Nghị định 67

Đại diện UBND huyện Hậu Lộc phát biểu tại hội nghị.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, một số tàu vỏ thép đưa vào sử dụng gặp trục trặc, chủ tàu phải đã phối hợp với các cơ sở để khắc phục nên hoạt động chưa có hiệu quả. Nguồn lao động tham gia khai thác hải sản ngày càng thiếu, tàu cá thiếu thuyền viên có chứng chỉ vận hành theo quy định. Chính sách hỗ trợ tiền duy tu, bão dưỡng tàu cá vỏ thép cho ngư dân còn nhiều thủ tục, thiếu hướng dẫn về định mức kỹ thuật cho du tu bão dưỡng nên ngư dân khó tiếp cận. Cơ sở hạ tầng cảng cá chưa đáp ứng kịp thời so với sự phát triển tàu có công suất lớn, luồng lạch bồi lắng… Một số chủ tàu cá chưa thực hiện chấp hành nghĩa vụ trả nợ vốn vay đóng mới tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP cho ngân hàng đúng kỳ hạn và không hợp tác khai báo thu nhập thực tế, ỷ lại vào chính sách. Ngân hành đã tiến hành khởi kiện một số chủ tàu ở các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Tĩnh Gia và TP Sầm Sơn trong việc trốn tránh nghĩa vụ trả nợ vốn vay.

Tập trung tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Nghị định 67

Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, các địa phương đã tập trung thảo luận tình hình triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP tại các địa phương ven biển, nhất là đánh giá hiệu quả sản xuất và những tồn tại cần tháo gỡ của các tàu cá đóng mới theo Nghị định.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền nhấn mạnh việc triển khai thực hiện Nghị định 67 là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, giúp cho ngư dân thực hiện ước mơ đóng mới tàu có công suất lớn vươn khơi, bám biển. Đây là chính sách toàn diện, giải quyết kịp thời vấn đề thiếu nguồn vốn đầu tư nâng cấp, đóng mới tàu vỏ sắt, tàu vỏ gỗ có công suất lớn của ngư dân. Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu ý kiến của các đại biểu về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả triển khai thực hiện để bổ sung, hoàn thiện báo cáo. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành có liên quan, các địa phương và các ngân hàng nghiên cứu tập trung vào 6 nhóm chính sách của Nghị định, như: Đầu tư; chính sách tín dụng; bảo hiểm thân tàu, thuyền viên; hỗ trợ đào tạo thuyền viên; hỗ trợ vận chuyển hàng hóa; hỗ trợ chi phí duy tu, sửa chữa tàu vỏ thép theo định kỳ… Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn và tháo gỡ cho ngư dân có nhu cầu đăng ký vay vốn đóng tàu theo quy định của chính sách. Các ngành, các địa phương tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để phát huy hiệu quả đầu tư của chính sách đã thực hiện; tăng cường phối hợp với ngân hàng phân loại những tàu cá hoạt động có hiệu quả và tàu cá hoạt động không hiệu quả để có kế hoạch thu nợ theo quy định. Tháo gỡ khó khăn trong quá trình chuyển đổi cho các chủ tàu cá khó khăn cho các chủ tàu có năng lực tiếp quản theo Nghị định số 17/2018/NĐ –CP ngày 2-2-2018 của Chính phủ. Tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân tiếp cận chính sách bảo hiểm tàu cá, thuyền viên, để yên tâm hơn khi vươn khơi, bám biển.

Lê Hợi


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]