(Baothanhhoa.vn) - Chuẩn bị bước vào mùa mưa lũ năm 2019, song nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh ta chưa bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật tạo sự an toàn cho sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tập trung khắc phục các công trình thủy lợi bị hư hỏng trước mùa mưa lũ

Tập trung khắc phục các công trình thủy lợi bị hư hỏng trước mùa mưa lũ

Đập Bai Lai, xã Minh Sơn (Ngọc Lặc) được nâng cấp, sửa chữa bảo đảm phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

Chuẩn bị bước vào mùa mưa lũ năm 2019, song nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh ta chưa bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật tạo sự an toàn cho sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Do đó, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm khắc phục những công trình hư hỏng và phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi phục vụ đời sống, sản xuất của người dân.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về kiểm tra chất lượng các công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ năm 2019, hiện có 131/610 hồ chứa, 1.023 đập dâng và 885 trạm bơm trên địa bàn tỉnh ta không bảo đảm an toàn trước mùa mưa lũ. Riêng trong mùa mưa lũ cuối tháng 8-2018, tỉnh ta có 122 trạm bơm cơ động bị ngập, bể hút, kênh dẫn bị lấp, sạt lở, ống bơm bị hư hỏng...; 7,792km kênh mương bị cuốn trôi, sạt lở, bồi lấp; 36 đập dâng bị hư hỏng, cuốn trôi, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Trong đó, có nhiều công trình thủy lợi bị hư hỏng nặng, như: Đập dâng Dương Huệ, đập Tử Niêm, xã Cẩm Phong; đập Ngán Vải, xã Cẩm Ngọc (Cẩm Thủy); đập tràn và kênh tưới ở bản Poọng, xã Tam Chung (Mường Lát), đập Mương, bản Tân Phúc, xã Phú Lệ (Quan Hóa)... Đây chính là những công trình cần phải gia cố, tu sửa cấp bách mới có thể vận hành phục vụ sản xuất và bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ năm 2019.

So với các địa phương khác trong tỉnh, huyện Cẩm Thủy không phải là địa bàn gánh chịu hậu quả nặng nề nhất trong mùa mưa năm 2018. Nhưng tại đây, sức tàn phá của thiên tai đến nay vẫn còn để lại hậu quả cho không ít công trình thủy lợi. Qua rà soát, UBND huyện Cẩm Thủy đã xác định trên địa bàn có 27 trạm bơm bị ngập và hư hỏng nặng, cuốn trôi 1 đập dâng và sạt lở 2 đập, hơn 1.420 m kênh mương bị hư hỏng, 6.100 m bờ sông bị sạt lở... Chưa kể nhiều hạng mục kênh mương, bai, đập, trạm bơm... do chịu ảnh hưởng của mưa lũ trong thời gian dài đã hoạt động kém hiệu quả. Những công trình thủy lợi bị thiệt hại nói trên đã trở thành những điểm yếu rất cần được tái đầu tư để sẵn sàng chống chọi với mùa mưa năm 2019. Trước yêu cầu đó, huyện Cẩm Thủy đã chủ động lồng ghép các nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh, huyện để thi công cải tạo 14/27 trạm bơm, trị giá 1,2 tỷ đồng. Đối với 13 trạm bơm còn lại hư hỏng nhẹ, HTX dịch vụ nông nghiệp các xã, thị trấn đã chủ động mua vật tư như: Máy bơm nước, rọ thép để sửa chữa, gia cố kịp thời phục vụ cho công tác tưới tiêu nước vụ đông và vụ chiêm xuân 2019. Riêng đối với các công trình trọng điểm nằm ở vị trí xung yếu như: Đập Dương Huệ, đập Tử Niêm, đập Ngán Vải, UBND huyện đã lập dự toán kinh phí đầu tư sửa chữa, nâng cấp và đề xuất UBND tỉnh phê duyệt kinh phí, tổng trị giá ước tính khoảng 3 tỷ đồng. Các dự án này dự kiến hoàn thành trong năm 2019 để bảo đảm sản xuất, sinh hoạt của người dân và phát huy hiệu quả ứng phó với thiên tai mỗi khi mùa mưa lũ đến. Ông Hoàng Nam Dinh, phó trưởng Phòng NN&PTNT, UBND huyện Cẩm Thủy, cho biết: Để bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ năm 2019, với sự hỗ trợ kinh phí của UBND tỉnh cùng với sự hỗ trợ từ ngân sách huyện, UBND huyện đã giao các phòng, ban chuyên môn của huyện thực hiện đồng bộ các giải pháp để khắc phục, sửa chữa, đẩy nhanh tiến độ thi công, xây dựng những công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp, nhất là hệ thống thủy lợi ảnh hưởng do mưa lũ năm 2018.

Dựa trên rà soát, khảo sát thực tế, Sở NN&PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch tu sửa, nâng cấp và cải tạo hệ thống thủy lợi, nhất là tại các huyện chịu thiệt hại nặng nề trong đợt mưa lũ năm 2018. Tính đến tháng 4-2019, trên địa bàn tỉnh có 12 hồ chứa thuộc 7 huyện, 4 đập dâng thuộc 3 huyện và 10 trạm bơm của 4 huyện đã hoàn thành việc thi công xây dựng. Đồng thời, có 19 hồ chứa, 23 đập dâng, 8 trạm bơm đang được triển khai, thi công sửa chữa. Ngoài ra, 27 huyện, thị xã, thành phố đã phát động phong trào ra quân làm thủy lợi để nạo vét kênh mương, bồi trúc các tuyến đê, bờ bao nội đồng bị sạt lở cũng đã góp phần quan trọng trong việc khắc phục, tái thiết cơ sở hạ tầng thủy lợi, đê điều chuẩn bị tốt cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Để các công trình thủy lợi bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ, Sở NN&PTNT đang tập trung chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị kiểm tra, đánh giá hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Trong đó, chú trọng kiểm tra chất lượng các tuyến đê, hồ, đập; đôn đốc các địa phương xây dựng phương án cụ thể đối với từng công trình trọng điểm, nhất là các phương án hộ đê, bảo vệ đập, xác định các khu vực xung yếu để có phương án cụ thể đối với từng khu vực, từng công trình. Đối với các công trình đang thi công, phấn đấu hoàn thành các hạng mục vượt lũ trước lũ tiểu mãn năm 2019.

Lê Thanh


Lê Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]