(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, hiện tượng sản xuất giống tràn lan, thiếu kiểm soát đã cơ bản được khắc phục; tỷ lệ giống kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ đưa vào trồng rừng từng bước được kiểm soát; các cơ sở sản xuất giống đã đưa nhiều giống mới có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất để phục vụ trồng rừng. Tuy nhiên công tác quản lý, sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp có lúc, có nơi chưa kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng giống. Vẫn còn hiện tượng đưa giống năng suất thấp, không rõ nguồn gốc đưa vào trồng.

Tăng cường quản lý, sử dụng giống chất lượng cao trong trồng rừng

Thời gian qua công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, hiện tượng sản xuất giống tràn lan, thiếu kiểm soát đã cơ bản được khắc phục; tỷ lệ giống kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ đưa vào trồng rừng từng bước được kiểm soát; các cơ sở sản xuất giống đã đưa nhiều giống mới có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất để phục vụ trồng rừng. Tuy nhiên công tác quản lý, sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp có lúc, có nơi chưa kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng giống. Vẫn còn hiện tượng đưa giống năng suất thấp, không rõ nguồn gốc đưa vào trồng.

Tăng cường quản lý, sử dụng giống chất lượng cao trong trồng rừng

Nông dân huyện Ngọc Lặc sử dụng giống chất lượng vào trồng rừng tập trung

Để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng theo mục tiêu Đề án phát triển sản xuất giống cây nông - lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản giai đoạn 2021-2030, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chi cục Kiểm lâm, các chủ rừng nhà nước, các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, triển khai thực hiện một số nội dung.

Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định về giống cây trồng lâm nghiệp tại Luật Lâm nghiệp năm 2017; Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 25-3-2021 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp; Thông tư 30/2018/TT-BNNPTNT, ngày 16-11-2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, sử dụng được biết để thực hiện. Hướng dẫn người dân sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp đảm bảo về tiêu chuẩn, chất lượng cây giống trong danh mục và đơn giá cây giống của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân, chủ rừng trên địa bàn trồng rừng bằng giống cây có năng suất, chất lượng cao; đẩy mạnh trồng rừng bằng giống từ nuôi cấy mô, hom để trồng rừng theo hướng thâm canh, kinh doanh gỗ lớn, nâng cao năng suất và giá trị rừng trồng. Hướng dẫn các chủ rừng trên địa bàn khi thực hiện trồng rừng theo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, trồng rừng thay thế và các chương trình, dự án khác có sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi thiết kế trồng rừng có sử dụng loài cây keo, phải thực hiện trồng rừng bằng giống nuôi cấy mô để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng. Chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về giống cây trồng lâm nghiệp. Xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về giống cây trồng lâm nghiệp. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn có cơ sở nuôi cấy mô sản xuất giống quy mô công nghiệp để hạ giá thành cây giống phục vụ trồng rừng, đảm bảo nguồn cung cấp giống đáp ứng cả mặt số lượng và chất lượng.

Đối với Chi cục Kiểm lâm, chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp để giúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hiểu đúng và thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước về giống cây trồng nông, lâm nghiệp. Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân sản xuất, cung ứng, sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp đảm bảo quy trình kỹ thuật. Quản lý chặt chẽ các hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, đảm bảo chất lượng, rõ nguồn gốc các giống cây trồng theo đúng quy định hiện hành. Tham mưu thực hiện tốt công tác công nhận, quản lý nguồn giống đối với giống cây lâm nghiệp. Trong thực hiện nhiệm vụ thẩm định hồ sơ thiết kế trồng rừng sử dụng cây keo giống thuộc các chương trình, dự án có sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì phải thực hiện trồng cây keo nuôi cấy mô. Thường xuyên công bố công khai các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giống cây trồng đủ điều kiện trên trang Website của Chi cục Kiểm lâm để tổ chức, cá nhân có nhu cầu về giống được biết, lựa chọn sử dụng giống đảm bảo chất lượng. Đồng thời công khai danh sách các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giống cây trồng vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng trên các phương tiện thông tin đại chúng theo đúng quy định của pháp luật. Phối hợp với các đơn vị nghiên cứu trong và ngoài tỉnh nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, bổ sung danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận để đa dạng hóa tập đoàn giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn, trong đó đặc biệt các loại cây phục vụ trồng rừng gỗ lớn cho năng suất cao, lâm sản ngoài gỗ, cây đặc sản rừng, cây dược liệu mà địa phương có thế mạnh gắn với phát triển theo chuỗi giá trị. Tăng cường công tác kiểm tra theo thẩm quyền về việc chấp hành các quy định của nhà nước về giống cây trồng lâm nghiệp.

Các chủ rừng nhà nước trên địa bàn tỉnh: Trong quá trình thực hiện trồng rừng theo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, trồng rừng thay thế và các chương trình, dự án khác có sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi thiết kế trồng rừng có sử dụng loài cây keo, phải thiết kế trồng rừng bằng giống nuôi cấy mô để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng. Tuyệt đối không sử dụng giống không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng để trồng rừng.

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất và kinh doanh giống cây trồng l nghiệp nắm bắt và chấp hành nghiêm các quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp quy định tại Điều 21, Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 25-3-2021 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp. Chịu trách nhiệm về chất lượng giống cây trồng do mình sản xuất, kinh doanh đảm bảo các quy định của pháp luật. Thu hồi, xử lý giống cây trồng không đảm bảo chất lượng khi lưu thông ngoài thị trường. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra và biện pháp xử lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]