(Baothanhhoa.vn) - Tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm hiện đang diễn biến rất phức tạp, các loại dịch bệnh nguy hiểm đang xảy ra trên diện rộng ở nhiều địa phương trong cả nước, gây thiệt hại rất nặng nề cho ngành chăn nuôi. Theo đó, bệnh cúm gia cầm A/H5N6, A/H5N8 đã xuất hiện tại 8 tỉnh, thành phố; bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò  xảy ra tại 32 tỉnh, thành phố; bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang xảy ra tại 33 tỉnh, thành phố... Theo nhận định của ngành nông nghiệp, các ổ dịch trên có thể sẽ tiếp tục lây lan ra diện rộng và có chiều hướng lây lan sang nhiều địa phương khác trên cả nước.

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm

Tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm hiện đang diễn biến rất phức tạp, các loại dịch bệnh nguy hiểm đang xảy ra trên diện rộng ở nhiều địa phương trong cả nước, gây thiệt hại rất nặng nề cho ngành chăn nuôi. Theo đó, bệnh cúm gia cầm A/H5N6, A/H5N8 đã xuất hiện tại 8 tỉnh, thành phố; bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò xảy ra tại 32 tỉnh, thành phố; bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang xảy ra tại 33 tỉnh, thành phố... Theo nhận định của ngành nông nghiệp, các ổ dịch trên có thể sẽ tiếp tục lây lan ra diện rộng và có chiều hướng lây lan sang nhiều địa phương khác trên cả nước.

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầmTrang trại chăn nuôi lợn giống tại thị trấn Thiệu Hóa (Thiệu Hóa).

Tại tỉnh Thanh Hóa, bệnh VDNC xuất hiện từ tháng 2-2021 và đã lan rộng ra 25/27 huyện, thị xã, thành phố làm 7.635 con trâu, bò mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy 1.996 con, đến nay dịch bước đầu đã được khống chế. Tính đến thời điểm này, đã có 16 huyện, thị xã, thành phố công bố hết dịch... Bên cạnh đó, DTLCP, cúm gia cầm A/H5N6 cũng đã xảy ra tại một số hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; tuy nhiên, đã được khống chế, kiểm soát kịp thời. Dự báo trong thời gian tới, nguy cơ các loại dịch bệnh nguy hiểm như DTLCP, lở mồm, long móng, nhất là các chủng vi rút cúm gia cầm A/H5N1, A/H5N6, A/H5N8 xâm nhập, gây bệnh trên đàn gia súc, gia cầm là rất cao, do tỉnh ta có tổng đàn gia súc, gia cầm rất lớn; số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm đa số; số lượng gia súc, gia cầm của tỉnh chưa được tiêm phòng vắc-xin còn lớn; việc giao thương buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm rất khó kiểm soát; thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, nắng nóng, mưa nhiều, ảnh hưởng đến sức đề kháng của gia súc, gia cầm... Trước những khó khăn đó, để chủ động ngăn chặn phát sinh, lây lan dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, ông Đặng Văn Hiệp, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, cho biết: Với quyết tâm không để dịch chồng dịch, các huyện, thị xã, thành phố cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về tính chất nguy hiểm của các dịch bệnh, nguy cơ tái phát, lây lan diện rộng và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để người chăn nuôi nắm vững, nắm chắc khi con nuôi ốm, chết, chủ động khai báo dịch, kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, chỉ đạo trung tâm dịch vụ nông nghiệp tập trung hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, các điều kiện để thực hiện tái đàn, tăng đàn; hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng dịch như vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất... Khẩn trương chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện công tác tiêm phòng vắc-xin gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2021 theo đúng Kế hoạch số 269/KH-UBND ngày 21-12-2020 của UBND tỉnh. Bên cạnh đó, kiểm soát vận chuyển lợn giống vào địa bàn tỉnh; tăng cường tổ chức lấy mẫu giám sát bệnh DTLCP để kịp thời phát hiện, cảnh báo sớm nguy cơ dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và đề xuất giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả; thành lập các đội phản ứng nhanh để chỉ đạo, hướng dẫn xử lý dứt điểm các ổ dịch ngay khi mới xuất hiện, không để dịch lây lan ra diện rộng. Đồng thời, khi xuất hiện lợn ốm, chết phải lập bản cam kết với hộ chăn nuôi không bán chạy, không vứt xác lợn ra môi trường và thực hiện xử lý đúng quy định phòng, chống dịch; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo, báo cáo chậm, giấu dịch bệnh. Các lực lượng chức năng tăng cường công tác quản lý vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật; thường xuyên kiểm tra, kiên quyết xóa bỏ các điểm dừng tắm, rửa xe vận chuyển lợn không được cấp phép trên các tuyến giao thông và các nơi thu gom, tập kết, trung chuyển lợn; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. Đối với chăn nuôi gia cầm, các địa phương tiến hành rà soát các hộ chăn nuôi gia cầm để theo dõi dịch bệnh; kiểm soát tốt nguồn thức ăn, nguồn giống; hướng dẫn các hộ chăn nuôi áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trong diện tiêm và tiêm bổ sung cho đàn gia cầm mới tái đàn, nhập đàn. Thường xuyên phun tiêu độc, khử trùng chuồng trại để tiêu diệt mầm bệnh và khuyến cáo người dân về các biện pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm lây từ gia cầm sang người...

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]