(Baothanhhoa.vn) - Trong vài năm trở lại đây, khởi nghiệp đang trở thành một trào lưu và lực lượng tiểu thương đã tham gia một phần không nhỏ trong thành phần kinh tế - xã hội với các ngành nghề đa dạng, tiềm năng như: thời trang, thực phẩm, công nghệ, kinh doanh, dịch vụ...

Tài chính vi mô: Nguồn vốn vay gần gũi, thân thiện dành cho tiểu thương

Trong vài năm trở lại đây, khởi nghiệp đang trở thành một trào lưu và lực lượng tiểu thương đã tham gia một phần không nhỏ trong thành phần kinh tế - xã hội với các ngành nghề đa dạng, tiềm năng như: thời trang, thực phẩm, công nghệ, kinh doanh, dịch vụ...

Tài chính vi mô: Nguồn vốn vay gần gũi, thân thiện dành cho tiểu thương

Nhờ nguồn vốn vay của Tài chính vi mô Thanh Hóa, chị Phạm Phương Thảo đã duy trì và phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh.

Mặc dù quy mô không lớn, nhưng mô hình kinh doanh của các tiểu thương đã mang lại nguồn thu nhập tốt cho các hộ gia đình, tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, các tiểu thương cũng gặp rất nhiều khó khăn. Các cuộc điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho thấy, có tới 65% tiểu thương cho rằng khó khăn lớn nhất mà họ gặp phải là không thể tiếp cận nguồn vốn, chỉ có thể tiếp cận được những khoản vay ngắn hạn hoặc phải chịu chi phí vay đắt đỏ cho những món vay nhỏ. Đáng lưu ý là tiểu thương sẽ không thể vay vốn nếu không có tài sản thế chấp, thủ tục phức tạp, giải ngân chậm...

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các tiểu thương, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa - một đơn vị hoạt động vì mục tiêu phát triển cộng đồng, đã có những chính sách hỗ trợ hiệu quả như: Cung cấp vốn vay trung và dài hạn không yêu cầu tài sản thế chấp, nhằm hỗ trợ tiểu thương phát triển công việc kinh doanh. Đặc biệt, đối với các tiểu thương đang sinh sống tại vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, nguồn vốn này đã thực sự giúp các mô hình được mở rộng, phát triển bền vững.

Phạm Phương Thảo là một cô gái trẻ đang sinh sống tại huyện Cẩm Thủy. Dù mới 24 tuổi, Thảo đã có 3 năm kinh nghiệm kinh doanh hoa, cây cảnh và nay còn tạo việc làm cho 6 người. Ngay cả trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Thảo vẫn kỳ vọng doanh thu của cô sẽ tăng đáng kể trong năm nay nhờ việc đa dạng hóa phương thức bán hàng, kết hợp thêm bán trực tuyến và bán buôn. Tiếp cận tài chính là một thách thức lớn đối với Thảo, cô lý giải: “Vì chúng tôi là gia đình trẻ, không có tài sản thế chấp và rất khó huy động tiền mặt. Chúng tôi rất khó tiếp cận các khoản vay từ ngân hàng thương mại. Tuy vậy, thông qua mô hình cho vay của Tổ chức TCVM Thanh Hóa, chúng tôi đã tiếp cận được khoản vay đầu tiên để đầu tư mở rộng mô hình kinh doanh”. Bên cạnh đó, thông qua Tổ chức TCVM Thanh Hóa, Thảo được tham gia khóa học miễn phí nhằm phát triển kỹ năng quản lý tài chính, marketing cho nữ doanh nhân. Cô còn nhận được học bổng trị giá 20 triệu đồng từ khóa học. Khóa học không những trang bị cho Thảo những kiến thức quan trọng, mà còn tạo thêm động lực để cô tiếp tục phấn đấu trong công việc sau này.

Thảo là một trong những khách hàng tiêu biểu trong tổng số hơn 17.000 khách hàng của TCVM Thanh Hóa đang vay vốn và phát triển thành công. Những tiểu thương như Thảo đã và đang từng ngày nỗ lực vì cuộc sống tốt hơn, đồng thời đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, nhờ vào nguồn vốn vay gần gũi, thân thiện và mang giá trị xã hội, nhân văn sâu sắc.

Bài và ảnh: Nguyễn Ngọc


Bài và ảnh: Nguyễn Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]