(Baothanhhoa.vn) - Hướng đến nền nông nghiệp sạch, tạo ra nông sản an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp, HTX, người dân trên địa bàn tỉnh đã và đang đẩy mạnh sử dụng phân hữu cơ (PHC) trong quá trình sản xuất.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp

Hướng đến nền nông nghiệp sạch, tạo ra nông sản an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp, HTX, người dân trên địa bàn tỉnh đã và đang đẩy mạnh sử dụng phân hữu cơ (PHC) trong quá trình sản xuất.

Sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp

Trang trại của chị Nguyễn Thị Hoan, xã Quảng Hợp (Quảng Xương) nuôi giun quế tạo nguồn phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Vốn có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp, chị Lê Thị Quyên, xã Hoằng Đạo (Hoằng Hóa), có điều kiện tiếp xúc và học tập kinh nghiệm từ các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Năm 2019, chị Quyên quyết định thành lập HTX sản xuất nông nghiệp sạch Hoằng Đạo để sản xuất các loại rau, quả an toàn. Trên diện tích hơn 2 ha, chị Quyên đã đầu tư xây dựng nhà màng, nhà lưới để trồng dưa Kim Hoàng Hậu và xen canh các loại rau, đậu, bí,... Ngay từ khi triển khai thực hiện mô hình, HTX đã quyết định sử dụng PHC vào quá trình sản xuất. Theo đó, HTX đã thu mua các loại phân chuồng, phụ phẩm từ các loại rau, củ, quả và sau đó sử dụng chế phẩm sinh học để ủ thành PHC chăm bón các loại cây trồng. Để PHC phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của từng loại cây, HTX đã áp dụng công thức ủ riêng cho từng loại cây cụ thể. Chị Quyên, cho biết: Việc sử dụng PHC sẽ giúp cây trồng có chất lượng cao hơn so với việc sử dụng phân bón vô cơ vì trong PHC đã có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng cùng hệ thống vi sinh vật hữu ích giúp người dân hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên sản phẩm luôn bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc sử dụng PHC được ủ từ các phụ phẩm nông nghiệp giúp tiết kiệm được chi phí sản xuất; quá trình sản xuất lại ít sâu bệnh, sản phẩm mẫu mã đẹp,... Nhờ đó, giá bán sản phẩm tăng hơn từ 20 đến 30% so với sản phẩm thông thường.

Bên cạnh PHC được ủ từ các phế phẩm nông nghiệp, phân trùn quế cũng là một loại PHC được người dân áp dụng khá rộng rãi vào sản xuất. Theo chị Nguyễn Thị Hoan, chủ trang trại tổng hợp ở xã Quảng Hợp (Quảng Xương). Qua tìm hiểu, tôi được biết phân trùn quế được xem là loại PHC có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể thực hiện ủ phân với quy mô nhỏ để xử lý rác thải hữu cơ ngay tại các hộ gia đình; đồng thời, có tác dụng cải thiện tình trạng đất bị thoái hóa, thiếu chất dinh dưỡng hay bạc màu. Phân trùn quế có hoạt tính cao, nhiều chất dinh dưỡng do vậy phân thích hợp với mọi loại cây trồng; nhất là để ươm cây giống và trồng rau, củ, quả hữu cơ. Do vậy, sau khi đến một số mô hình để học tập kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi giun quế, với ô nuôi có diện tích 150m2, chị dùng các phụ phẩm nông nghiệp ở trang trại như thân rau, cây dưa... để nuôi giun. Cũng theo chị Hoan, việc nuôi giun quế rất cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP; giun quế sẽ giúp xử lý các phế phẩm trong nông nghiệp; nguồn giun để làm thức ăn cho gà, cá; phân giun chính là nguồn PHC cho các loại rau, dưa Kim Hoàng Hậu... Được biết, các loại rau ở mô hình nông nghiệp này đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, hằng ngày các thương lái đến thu gom để đưa đi tiêu thụ tại các chợ đầu mối rau, củ, quả trong tỉnh.

Được biết, PHC góp phần đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp sạch. PHC nâng cao độ phì nhiêu và làm đất tơi xốp, cân bằng độ pH và bổ sung những dưỡng chất bị thiếu hụt, bị mất đi trong quá trình canh tác, gieo trồng và sản xuất nông nghiệp không đúng cách cho đất. PHC cung cấp các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng cho cây trồng, các chất dinh dưỡng trong PHC được chuyển đổi từ những thành phần dễ phân hủy trong nguyên liệu hữu cơ như chất xơ, tinh bột, prô-tê-in, a-mi-nô a-xít... Do vậy, dễ dàng tác động vào quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, tạo ra các sản phẩm nông sản chất lượng cao và góp phần cải tạo đất. Bên cạnh đó, bón PHC còn có một số lợi ích, như: giảm sâu bệnh hại; cây trồng cứng cáp hơn, lá dày, tăng sức đề kháng, tăng khả năng chịu đựng các điều kiện bất lợi, nâng cao chất lượng nông sản...

Với những ưu điểm vượt trội, sử dụng PHC chính là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng nông sản, tạo ra nông sản an toàn, đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn của người tiêu dùng. Tuy nhiên, để việc sử dụng PHC thay cho phân bón vô cơ được thực hiện rộng rãi, các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền về tác dụng của PHC để người dân tin tưởng và áp dụng. Khuyến khích người dân tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có, áp dụng các phương pháp ủ truyền thống kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học để nâng cao hiệu quả xử lý các phụ phẩm nông nghiệp, rác thải hữu cơ trong sinh hoạt làm PHC. Bên cạnh đó, tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật ủ PHC; trong đó, ưu tiên những phụ phẩm có sẵn tại địa phương. Đồng thời, xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp sử dụng phân bón hữu cơ phù hợp, hiệu quả để người dân học tập và nhân rộng tại địa phương...

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]