Sản xuất nông nghiệp sau đại dịch
Nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau đại dịch là vấn đề đặt ra sau khi cả nước đã thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Vùng trồng cây rau màu tập trung tại xã Định Liên (Yên Định).
Để tiếp tục đảm bảo yêu cầu của đời sống, nhất là nông, thủy sản phục vụ dịp Tết Nguyên đán sắp tới, xa hơn là đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra, đòi hỏi phải có những giải pháp cả trước mắt và lâu dài, để từng bước phục hồi, mở rộng sản xuất nông nghiệp, nhất là nâng cao giá trị sản phẩm.
Trong những hội nghị do ngành nông nghiệp tổ chức gần đây, nhiều giải pháp phục hồi tăng trưởng và các kịch bản sản xuất nông nghiệp trong hoàn cảnh bình thường mới đã được các chuyên gia và cơ quan quản lý nông nghiệp đưa ra, trong đó đề cập và khuyến cáo các địa phương có tiềm năng đất đai, dư địa lớn, cần đẩy mạnh xây dựng vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc và xúc tiến thương mại; hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác vượt khó, đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại quỹ đạo mới, làm trung tâm phát triển chuỗi giá trị trên cây trồng, vật nuôi...
Cùng với đó là nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác hiệu quả, đồng thời tập trung hỗ trợ đầu tư phát triển toàn diện các vùng chuyên canh, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất, chế biến tiêu thụ theo chuỗi liên kết. Nhà nước có chính sách hỗ trợ nông dân áp dụng tiêu chuẩn sản xuất tiên tiến, chú trọng các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, thích ứng biến đổi khí hậu, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản, xúc tiến thương mại và thị trường, kết nối với nông dân.
Nông nghiệp Thanh Hóa không chỉ có thế mạnh ở ngành hàng lúa gạo, rau, củ, mà còn ở các lĩnh vực thủy sản, gia súc, gia cầm gắn với 2/3 số lao động tại chỗ. Giải quyết tốt bài toán phục hồi sản xuất nông nghiệp ở thời điểm hiện tại không chỉ giúp đảm bảo an ninh lương thực, ổn định việc làm, nhất là việc làm cho lao động vừa hồi hương, mà còn gia cố vững chắc “trụ đỡ” cho nền kinh tế của tỉnh, tạo động lực để thúc đẩy nhanh hơn tiến trình hiện đại hóa cũng như đảm bảo thích ứng tốt hơn nếu dịch bệnh tiếp tục phức tạp trong thời gian tới.
Tuy nhiên, để phục hồi nhanh ngành nông nghiệp, ngoài vai trò của cơ quan chức năng phải là sự nỗ lực của nông dân. Nông dân phải vượt lên tư tưởng “tiểu nông” để liên kết sản xuất thành những mô hình hợp tác đủ mạnh để không còn đơn độc trong cơn “bão” thị trường và nguy cơ dịch bệnh như thời gian qua.
Tuệ Minh
{name} - {time}
- 2023-03-31 16:19:00
Hướng đến phát triển nghề cá có trách nhiệm
- 2023-03-31 13:14:00
Ký kết hợp tác toàn diện giữa PVcomBank và Công ty CP Nông sản Phú Gia
- 2021-10-24 19:13:00
Chương trình OCOP - cơ hội cho những sản phẩm mới
Huyện Thường Xuân phát triển các cơ sở chế biến lâm sản
Huyện Như Xuân thu hút đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp
Khởi công và ký hợp đồng EPC Nhà máy xi măng Đại Dương 2
Sản xuất cây trồng vụ đông đạt 66,9% kế hoạch
Nỗ lực hoàn thành mục tiêusản xuất vụ đông
Những mô hình phụ nữ phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả
Ý tưởng khởi nghiệp từ sản xuất bột rau, củ, quả sấy lạnh
Huy động nguồn lực, xây dựng kết cấu hạ tầng ở huyện Quan Sơn
Trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC góp phần nâng cao thu nhập cho người dân