(Baothanhhoa.vn) - oạt động nuôi ốc nhồi tại huyện Quảng Xương không còn tự phát mà đã có sự tập hợp, liên kết các chủ cơ sở sản xuất để tương hỗ nhau, tạo đầu ra bền vững. Ốc nhồi bán ra không còn là sản phẩm thô mà đã thu hút được doanh nghiệp chế biến sâu các sản phẩm như chả ốc, ruột ốc cấp đông hút chân không, ốc trộn thịt nhồi ống nứa... Đó chính là cơ sở để xây dựng ốc nhồi trong huyện thành sản phẩm OCOP mà các chủ thể, đơn vị liên quan đang thực hiện.

Quảng Xương đưa ốc nhồi thành sản phẩm OCOP

oạt động nuôi ốc nhồi tại huyện Quảng Xương không còn tự phát mà đã có sự tập hợp, liên kết các chủ cơ sở sản xuất để tương hỗ nhau, tạo đầu ra bền vững. Ốc nhồi bán ra không còn là sản phẩm thô mà đã thu hút được doanh nghiệp chế biến sâu các sản phẩm như chả ốc, ruột ốc cấp đông hút chân không, ốc trộn thịt nhồi ống nứa... Đó chính là cơ sở để xây dựng ốc nhồi trong huyện thành sản phẩm OCOP mà các chủ thể, đơn vị liên quan đang thực hiện.

Quảng Xương đưa ốc nhồi thành sản phẩm OCOP

Các sản phẩm chế biến sâu từ ốc nhồi huyện Quảng Xương đang được triển khai hồ sơ đề nghị xét công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Từ thành công của mô hình mẫu...

15 năm trước, gia đình anh Bùi Văn Hải ở xã Quảng Phong cũ, nay thuộc khu phố Phong Lượng, thị trấn Tân Phong đã nhận khoán và cải tạo 3.500m2 đất lúa 1 vụ ở vùng trũng thấp ven sông Lý để phát triển trang trại. Hết tổ chức nuôi gia súc, gia cầm rồi thủy cầm, nhưng dịch bệnh liên miên và tiền đầu tư lớn nên hiệu quả kinh tế không cao, nhiều lứa còn thua lỗ. Cộng với việc chăn nuôi sát khu dân cư gây ô nhiễm môi trường khiến người dân địa phương phản ánh. Đến năm 2015, gia đình anh Hải đã cải tạo thành khu nuôi ốc nhồi thương phẩm và sinh sản. Vốn đầu tư giống không nhiều, thức ăn cho ốc là rau cỏ, bầu mướp, củ quả nên gần như tự sản xuất mà không phải mất tiền mua. Liên tục có lợi nhuận lớn so với chăn nuôi trước kia, lại không gây ô nhiễm môi trường nên sang các năm 2018 - 2019, anh Hải mạnh dạn nhận thầu thêm gần 27.700m2 quanh vùng để tạo thành trang trại nuôi ốc nhồi, kết hợp trồng mướp, bầu bí, này này, mướp đắng... phía trên bờ và làm giàn trên các ao. Sản phẩm từ các loại cây trồng này được gia đình vừa làm thức ăn cho ốc, vừa bán ra thị trường với sản lượng hàng chục tấn mỗi năm.

Thăm cơ sở nuôi ốc nhồi được xem là lớn bậc nhất trên địa bàn tỉnh, chủ trang trại sinh năm 1982 đã giới thiệu với chúng tôi nhiều ưu điểm mà giống thủy sản này mang lại. Cái hay của nuôi ốc nhồi nữa là không bị áp lực thời vụ thu hoạch như nuôi lợn, gà hay các loại rau màu. Bởi lẽ, khi chưa có khách mua hoặc chưa cần bán vẫn có thể nuôi đến thời điểm phù hợp. Ngoài các ao nuôi có diện tích cả nghìn m2, anh Hải còn xây dựng nhiều bể xi măng, che bạt để nuôi ốc sinh sản, chăm sóc ốc giống. Để chế biến sâu, tạo thị trường đầu ra bền vững cho sản phẩm, anh Hải thành lập Công ty TNHH Thiên Bảo Thanh Hóa để giao dịch, xuất bán sản phẩm, đồng thời du nhập nhiều máy móc hiện đại như máy tách vỏ ốc, máy hút chân không, các thiết bị liên quan đến chế biến. Sản phẩm của công ty đã được công nhận tiêu chuẩn VietGAP, các giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện, ốc sống nguyên con và nhiều sản phẩm từ ốc của trang trại đã được xuất bán cho các đối tác truyền thống ở TP Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... Liên tục trong vài năm gần đây, công ty không đủ hàng để cung ứng cho thị trường.

Theo hạch toán của anh Bùi Văn Hải, năm 2021, trang trại đã xuất bán 500 vạn ốc giống trị giá 2 tỷ đồng, 10 vạn ốc thương phẩm với giá 1 tỷ đồng, thu nhập từ cây cảnh quanh nhà và các loại rau - củ - quả trong trang trại khoảng 200 triệu đồng. Trừ mọi chi phí và công thuê lao động, anh Hải còn lợi nhuận 1,7 tỷ đồng. Năm 2022, tổng thu nhập của trang trại đạt gần 3,8 tỷ đồng, lợi nhuận gần 2 tỷ đồng. Như để minh chứng cho những con số trên, chủ trang trại ốc nhồi tuổi 40 này còn lấy cho chúng tôi xem chồng hóa đơn các lần xuất bán sản phẩm.

... đến liên kết, xây dựng sản phẩm OCOP

Quảng Xương là một trong những địa phương có nhiều diện tích đồng trũng trong tỉnh, hiện nhiều khu vực trũng thấp còn bị hoang hóa, chưa phát huy hết giá trị đất đai. Đây chính là tiềm năng lớn để phát triển hoạt động nuôi ốc nhồi - loài thủy sản đang được thị trường ưa chuộng. Thực tế trên địa bàn huyện đang có khoảng 40 mô hình nuôi ốc nhồi lớn, nhỏ. Phía Công ty TNHH Thiên Bảo Thanh Hóa cũng đứng ra liên kết và bao tiêu sản phẩm với một số chủ hộ nuôi ốc để có nguồn ốc cung ứng bền vững cho các đối tác, những cơ sở nuôi còn lại vẫn tự bán nhỏ lẻ sản phẩm ra thị trường.

Từ thực tiễn nuôi ốc nhồi, chủ trang trại Bùi Văn Hải, khẳng định: Kỹ thuật nuôi ốc nhồi không quá khó, chỉ cần tập huấn hoặc tự học hỏi qua các tài liệu là các cá nhân có thể triển khai mô hình được. Hoạt động nuôi ốc hầu như không xả thải gây ô nhiễm môi trường, dễ dàng triển khai sản xuất theo hướng hữu cơ tuần hoàn, bởi thỉnh thoảng có phơi ao thì phần bùn đáy ao lại là nguồn phân bón cây trồng rất tốt. Giống ốc tự sinh sản được nên người nuôi chỉ cần đầu tư mua giống lần đầu, sau hoàn toàn có thể chủ động được. Thực tế, hoàn toàn có thể đưa hoạt động nuôi ốc thành một nghề trong sản xuất nông nghiệp ở nhiều vùng trong tỉnh.

Những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, trong khi khảo sát các mô hình sản xuất ở huyện Quảng Xương, Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa nhận thấy tiềm năng to lớn của hoạt động nuôi ốc nhồi nên đã đề xuất phối hợp của các bên liên quan, xây dựng kế hoạch thực hiện “Mô hình phát triển sản xuất nuôi, chế biến ốc nhồi thương phẩm năm 2022” trên địa bàn huyện Quảng Xương. Theo đó, chủ 30 cơ sở nuôi ốc lớn nhất ở các xã: Quảng Hợp, Quảng Văn, Quảng Long, Quảng Trạch... được tập hợp và cùng ký kết tham gia tổ hợp tác tương hỗ nhau trong nuôi, chế biến và tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm. Công ty TNHH Thiên Bảo Thanh Hóa chịu trách nhiệm tư vấn kỹ thuật, cung ứng giống, tiêu thụ, chế biến sản phẩm cho các cơ sở sản xuất. Những tháng gần đây, Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo Hội Làm vườn và Trang trại huyện Quảng Xương phối hợp với các bên liên quan trong huyện, đang triển khai các thủ tục để đề xuất hội đồng xét chọn cấp tỉnh công nhận các sản phẩm ốc nhồi huyện Quảng Xương thành sản phẩm OCOP.

Theo ông Trần Đức Năng, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh: Với mô hình liên kết nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm ốc nhồi tại huyện Quảng Xương, chúng tôi hướng đến mục tiêu biến ốc nhồi thành sản phẩm OCOP 4 sao trong các đợt xét chọn của hội đồng cấp tỉnh sắp tới, hướng tới xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm. Hiện những sản phẩm chế biến sâu đã được sản xuất, cấp đông để cung ứng theo các chuỗi thực phẩm an toàn. Qua khảo sát, nhu cầu của thị trường về sản phẩm ốc nhồi còn rất lớn, tại nhiều huyện còn chưa đủ cung ứng cho các nhà hàng, các chuỗi cung ứng thực phẩm. Theo lộ trình, các mô hình và các chuỗi liên kết nuôi ốc nhồi sẽ được mở rộng ra nhiều địa phương trong tỉnh, ngoài mục tiêu phát triển kinh tế còn góp phần bảo tồn và phát huy nguồn con giống ốc nhồi đang dần cạn kiệt; đồng thời tạo nguồn thực phẩm ốc tươi và nguyên liệu cho sản xuất, chế biến sâu theo chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa.

Bài và ảnh: Lê Đồng


Bài và ảnh: Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]