(Baothanhhoa.vn) - Trên địa bàn tỉnh có nhiều làng nghề tồn tại và phát triển hàng trăm năm, nổi tiếng trong, ngoài nước, như: Trống đồng Đông Sơn, chiếu cói Nga Sơn, nghề mộc Hoằng Hóa... Vì vậy, việc hình thành các trung tâm giới thiệu và quảng bá sản phẩm làng nghề truyền thống là một giải pháp có hiệu quả góp phần thúc đẩy làng nghề phát triển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quan tâm phát triển thương mại, dịch vụ làng nghề truyền thống

Trên địa bàn tỉnh có nhiều làng nghề tồn tại và phát triển hàng trăm năm, nổi tiếng trong, ngoài nước, như: Trống đồng Đông Sơn, chiếu cói Nga Sơn, nghề mộc Hoằng Hóa... Vì vậy, việc hình thành các trung tâm giới thiệu và quảng bá sản phẩm làng nghề truyền thống là một giải pháp có hiệu quả góp phần thúc đẩy làng nghề phát triển.

Quan tâm phát triển thương mại, dịch vụ làng nghề truyền thống

Gia công sản phẩm ở làng rèn Tiến Lộc (Hậu Lộc).

Làng nghề đúc đồng Trà Đông, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) là một trong những làng nghề của tỉnh xây dựng trung tâm giới thiệu và quảng bá sản phẩm làng nghề đúc đồng truyền thống để hỗ trợ người dân quảng bá tiêu thụ sản phẩm làng nghề. UBND xã Thiệu Trung đã dành vị trí đất thuận lợi để các hộ làm nghề xây dựng các cửa hàng giới thiệu sản phẩm làng nghề. Khuyến khích các hộ làm nghề tổ chức khu sản xuất gắn với xây dựng các gian hàng giới thiệu sản phẩm để tạo thành khu trung tâm thương mại quảng bá sản phẩm làng nghề. Cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các hộ làm nghề đúc đồng đã đóng góp xây dựng trung tâm giới thiệu và quảng bá sản phẩm làng nghề đúc đồng truyền thống và thành lập ban quản lý. Đối với các sản phẩm được trưng bày tại trung tâm, ban quản lý thống nhất với các hộ sản xuất có cùng mức giá chung cho mỗi loại sản phẩm. Hiện nay, số cơ sở duy trì, phát triển nghề đúc đồng ở làng nghề Trà Đông là hơn 130 hộ. Các cơ sở này giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 400 lao động. Hàng năm, làng nghề Trà Đông xuất xưởng nhiều sản phẩm đúc đồng phong phú về hình thức, đa dạng về chủng loại được tiêu thụ trong cả nước và xuất khẩu đi nước ngoài, như: Đồ mỹ nghệ, đồ thờ, đồ lưu niệm... Ông Lê Văn Hùng, Trưởng Ban quản lý làng nghề đúc đồng Trà Đông, xã Thiệu Trung, cho biết: Trung tâm giới thiệu và quảng bá sản phẩm làng nghề đúc đồng truyền thống nằm ven đường trung tâm của xã và ven Quốc lộ 45 với các cửa hàng của các cá nhân, doanh nghiệp thu hút nhiều khách hàng tham quan, mua sắm.

Hiện, toàn tỉnh có 25 nghề truyền thống, 155 làng nghề (bằng 3,4% so với cả nước; trong đó, đã công nhận 23 nghề truyền thống, 20 làng nghề và 47 làng nghề truyền thống. Các làng nghề đang tạo việc làm cho khoảng 80.000 lao động, thu nhập bình quân từ 3 - 4 triệu đồng/người/tháng. Một số làng nghề hiện đang phát triển mạnh tại các địa phương trong tỉnh, như: Làng nghề đúc đồng Trà Đông xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa); làng nghề mây tre đan xã Hoằng Thịnh, làng nghề mộc Đạt Tài xã Hoằng Đạt, làng nghề nước mắm Khúc Phụ xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa); các làng nghề dệt chiếu cói ở huyện Nga Sơn; làng nghề bánh gai Tứ Trụ xã Thọ Diên (Thọ Xuân); làng nghề dệt thổ cẩm xã Cẩm Lương (Cẩm Thủy); làng nghề rèn Tiến Lộc (Hậu Lộc)... Tuy đa dạng, phong phú về số lượng và chủng loại, nhưng sản phẩm của các làng nghề trong tỉnh cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, như: Chất lượng chưa đáp ứng được các yêu cầu, mẫu mã hạn chế, sức cạnh tranh yếu, số lượng sản phẩm có thương hiệu ít, thị trường tiêu thụ nội địa vẫn là chính, chưa có nhiều sản phẩm xuất khẩu... Nguyên nhân chủ yếu do sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ; sản xuất thủ công; thiếu đầu tư về khoa học - kỹ thuật, công nghệ, vốn, nguồn nhân lực; công tác xúc tiến thương mại, công tác định hướng và phát triển sản phẩm làng nghề lợi thế ở một số địa phương còn hạn chế... Vì vậy việc xây dựng trung tâm giới thiệu và quảng bá sản phẩm làng nghề truyền thống ở các địa phương có làng nghề hoạt động là rất cần thiết, nhằm tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề để tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, tập trung nâng cao năng lực phát triển làng nghề trọng điểm, thế mạnh, phát triển hạ tầng phục vụ cho làng nghề đi đôi với bảo vệ môi trường. Quan tâm, đăng ký thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ cho sản phẩm các làng nghề và tạo điều kiện để các sản phẩm làng nghề có mặt ở những kênh phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm mua sắm. Thường xuyên tổ chức giao lưu tham quan giữa các làng nghề để học tập kinh nghiệm, gắn kết làng nghề với phát triển du lịch.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]