(Baothanhhoa.vn) - Xuất hiện từ giữa tháng 10-2020, chỉ sau vài tháng, dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) đã lây lan ra hơn 20 tỉnh, thành phố trên cả nước, làm hàng nghìn con trâu, bò mắc bệnh. Tại Thanh Hóa, từ ngày 3-2-2021 đến nay, bệnh VDNC đã xảy ra tại 3.473 hộ chăn nuôi của 249 xã, phường thuộc 24 huyện, làm  hơn 4.500 con trâu, bò mắc bệnh...

Phòng chống dịch bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò

Xuất hiện từ giữa tháng 10-2020, chỉ sau vài tháng, dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) đã lây lan ra hơn 20 tỉnh, thành phố trên cả nước, làm hàng nghìn con trâu, bò mắc bệnh. Tại Thanh Hóa, từ ngày 3-2-2021 đến nay, bệnh VDNC đã xảy ra tại 3.473 hộ chăn nuôi của 249 xã, phường thuộc 24 huyện, làm hơn 4.500 con trâu, bò mắc bệnh...

Phòng chống dịch bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò

Trang trại chăn nuôi bò tại xã Hà Tiến (Hà Trung).

Ngày 5-4-2021, trên địa bàn huyện Hà Trung xuất hiện 2 ổ dịch VDNC tại thôn Đồng Bồng và Bồng Sơn, xã Hà Tiến, làm 4 con bò mắc bệnh. Đến nay, toàn huyện đã có 147 con trâu, bò mắc bệnh tại 38 thôn thuộc 12 xã. Ông Lê Văn Thịnh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Hà Trung cho biết: Ngay sau khi nhận được báo cáo, huyện đã chỉ đạo các xã lấy mẫu xét nghiệm; khi mẫu bệnh phẩm có kết quả dương tính với vi rút gây bệnh VDNC, huyện đã khẩn trương thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định, không để lây lan ra diện rộng. Theo đó, các xã, thị trấn đã tăng cường công tác tuyên truyền về dấu hiệu nhận biết bệnh, mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để người dân biết và cùng tham gia phòng, chống. Hướng dẫn người dân áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên vệ sinh, sát trùng chuồng trại bằng vôi bột, hóa chất diệt các loại côn trùng như ruồi, muỗi, ve, mòng,... để tiêu diệt mầm bệnh và các tác nhân truyền bệnh. Nghiêm cấm việc chăn thả trâu, bò, buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ trâu, bò, sản phẩm trâu, bò bị nhiễm bệnh; lập chốt kiểm soát trực 24/24 giờ để ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vận chuyển trâu, bò ra vào địa bàn xã có dịch... Thực hiện rà soát, thống kê đàn trâu, bò trên địa bàn để tập trung thực hiện công tác tiêm phòng vắc-xin VDNC đạt 100% tổng đàn.

Ngày 19-4-2021, xã Ninh Khang (Vĩnh Lộc) công bố hết dịch VDNC trên trâu, bò. Đây là xã đầu tiên trên địa bàn tỉnh sau 30 ngày kể từ ngày phát sinh dịch bệnh không ghi nhận thêm trường hợp trâu, bò nhiễm bệnh mới. Tuy nhiên, không chủ quan, lơ là trước dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, UBND xã tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng bệnh. Các hoạt động chăn nuôi, thú y, giết mổ, vận chuyển, tiêu thụ, chế biến trên địa bàn xã được hoạt động trở lại bình thường theo quy định của Luật Thú y và các quy định hiện hành của pháp luật.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, UBND tỉnh đã ban hành văn bản yêu cầu các ngành, nhất là ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, các địa phương tích cực triển khai khẩn cấp các biện pháp khoanh vùng dập dịch, phòng, chống dịch bệnh... Việc tiêm phòng vắc-xin được triển khai nhanh chóng; hiện đã tiêm khoảng 229.068 con trâu, bò, đạt 96,43%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tại nhiều địa phương, công tác phòng, chống dịch bệnh còn bộc lộ nhiều hạn chế. Cụ thể, một số địa phương, công tác phun tiêu độc, khử trùng chưa thực hiện nghiêm theo quy định phòng, chống dịch; nguy cơ lây lan dịch bệnh còn rất cao. Mặt khác, VDNC là bệnh dịch mới, hệ thống thú y cơ sở còn mỏng, nên công tác phòng, chống, phát hiện và xử lý dịch chưa thực sự hiệu quả... Hiện nay, thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho các loại côn trùng sinh sôi, phát triển, tăng nguy cơ bùng phát dịch VDNC. Vì vậy, trong thời gian tới, công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh phải được thực hiện nghiêm túc, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là. Các địa phương đang có dịch VDNC cần thực hiện công bố dịch theo quy định; tập trung các nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch theo đúng quy định, không để dịch lây lan, kéo dài. Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp phòng dịch; vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thường xuyên phun tiêu độc, khử trùng, hóa chất diệt côn trùng, ruồi, muỗi...; bổ sung dinh dưỡng cho trâu, bò. Nghiêm cấm việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ trâu, bò và sản phẩm trâu, bò trên địa bàn trong thời gian có dịch. Duy trì các chốt kiểm soát, tổ kiểm soát lưu động trên các tuyến giao thông... trực 24/24 giờ nhằm ngăn chặn không đưa trâu, bò, sản phẩm trâu, bò ra ngoài vùng dịch; ngăn chặn và xử lý các trường hợp cố tình vận chuyển trâu, bò ra, vào các xã có dịch. Đồng thời, thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh và diễn biến phức tạp của thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi biết, không chủ quan và bị động trong việc phòng, chống dịch bệnh.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]