(Baothanhhoa.vn) - Xây dựng và phát triển vùng sản xuất hạt giống tại các địa phương trong những năm qua không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao giá trị sản xuất trên từng đơn vị diện tích, mà còn giúp ngành nông nghiệp chủ động được nguồn giống khi đưa vào sản xuất.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển vùng sản xuất hạt giống

Xây dựng và phát triển vùng sản xuất hạt giống tại các địa phương trong những năm qua không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao giá trị sản xuất trên từng đơn vị diện tích, mà còn giúp ngành nông nghiệp chủ động được nguồn giống khi đưa vào sản xuất.

Phát triển vùng sản xuất hạt giống

Vùng sản xuất giống lúa tại xã Xuân Vinh (Thọ Xuân).

Cánh đồng sản xuất hạt giống của thôn Lý Yên, xã Định Tường (Yên Định) chưa khi nào vắng bóng các loại cây giống phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ở đây, quỹ đất được định hướng để sản xuất các loại hạt giống cây trồng luôn được bà con nông dân sử dụng một cách triệt để. Bởi thế, đợt giống này vừa được thu hoạch xong là lại có một đợt giống mới thế chân ngay.

Là địa phương dẫn đầu trong công tác sản xuất hạt giống cây trồng của huyện Yên Định, từ khi bắt đầu phát triển vùng sản xuất hạt giống, xã Định Tường đã định hướng xây dựng vùng sản xuất giống tập trung. Theo đó, xã đã quyết liệt thực hiện công tác tích tụ đất đai, phân vùng sản xuất từng giống cây trồng cụ thể dựa trên sự tư vấn của các chuyên gia, đơn vị chuyên môn và thông qua đánh giá kết quả từ sản xuất thực tế. Chú trọng thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất các loại hạt giống cây trồng theo hướng tập trung, quy mô lớn và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, với tôn chỉ lấy chất lượng sản phẩm làm đầu, nên người làm giống của xã không ngừng áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; đồng thời, đầu tư hệ thống lò sấy sản phẩm sau thu hoạch, bảo đảm chất lượng. Nhờ đó, tỷ lệ nảy mầm của các hạt giống qua đánh giá thực tế luôn đạt từ 95 - 97%.

Việc xây dựng, phát triển sản xuất hạt giống theo hướng tập trung, quy mô lớn, cùng với sự khẳng định được thương hiệu sản xuất bằng chất lượng, nên xã Định Tường luôn được doanh nghiệp tìm đến để ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm hạt giống. Theo đó, diện tích sản xuất các hạt giống của xã ngày càng được mở rộng. Hiện tại, xã đã xây dựng được vùng chuyên sản xuất hạt giống lúa thuần, hạt giống lúa lai F1, với tổng diện tích 600 ha/vụ; vùng sản xuất tập trung hạt giống ngô lai F1, với diện tích 220 ha/năm. Theo đánh giá của các hộ dân sản xuất hạt giống: Đối với diện tích sản xuất hạt giống lúa bình quân lợi nhuận khoảng 90 - 110 triệu đồng/ha/năm, diện tích sản xuất hạt giống ngô lai F1 đạt lợi nhuận 110 - 120 triệu đồng/ha/năm.

Ở xã Xuân Vinh (Thọ Xuân), nghề sản xuất hạt giống lúa, hạt giống ngô đã được thực hiện gần 10 năm nay và chưa khi nào cái nghề làm giống phụ người nông dân. Ông Trần Xuân Mạnh, Chủ tịch UBND xã Xuân Vinh, cho biết: Sở dĩ việc sản xuất hạt giống lúa có được hiệu quả bền vững là do chính quyền địa phương luôn đồng hành cùng người dân trong việc tìm đơn vị, doanh nghiệp liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm; đồng thời, xây dựng được vùng sản xuất hạt giống tập trung, với quy mô 10 ha. Trong quá trình sản xuất, cán bộ chuyên môn của doanh nghiệp, của chính quyền luôn giám sát, trực tiếp hướng dẫn bà con nông dân về kỹ thuật canh tác, nhận biết sâu bệnh và biện pháp phòng trừ hiệu quả. Nhờ đó, năng suất và hiệu quả kinh tế luôn ổn định. Hiện, 1 ha sản xuất hạt giống lúa, ngô đạt lợi nhuận khoảng 50-60 triệu đồng/ha/vụ, cao gấp 2 đến 3 lần so với diện tích trồng lúa, ngô thương phẩm.

Xây dựng và phát triển vùng sản xuất hạt giống tại các địa phương trong những năm qua không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao giá trị sản xuất trên từng đơn vị diện tích, mà còn giúp ngành nông nghiệp chủ động được nguồn giống khi đưa vào sản xuất. Theo thông tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với hơn 6.500 ha sản xuất hạt giống cây trồng mỗi năm, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động và đáp ứng được 30-40% nhu cầu hạt giống sử dụng trong sản xuất đại trà trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, việc xây dựng được các vùng sản xuất hạt giống tập trung còn giúp nhiều đơn vị, địa phương trong tỉnh tạo dựng được thương hiệu giống lúa của tỉnh Thanh Hóa, giúp nông dân giảm áp lực chi phí về giống so với các giống lúa nhập khẩu.

Để tiếp tục xây dựng và phát triển vùng sản xuất hạt giống theo hướng chất lượng, tập trung, quy mô lớn, ngành nông nghiệp đang xây dựng lộ trình, kế hoạch phát triển các vùng sản xuất hạt giống theo từng giai đoạn, với cơ cấu hạt giống hợp lý, phù hợp với xu hướng phát triển của nông nghiệp. Tiếp tục chú trọng công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật cho người dân về các kỹ thuật mới trong sản xuất giống. Tập trung mở rộng sản xuất đối với các hạt giống lúa lai F1 với các tổ hợp lai hai dòng chủ động được nguồn giống, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đồng thời, phối hợp với chính quyền các địa phương và các đơn vị có liên quan để tiếp tục nâng cao vai trò của các HTX dịch vụ nông nghiệp trong việc kết nối giữa nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Bài và ảnh: hương Thơm


Bài Và Ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]