(Baothanhhoa.vn) - Tổng diện tích sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh hằng năm ước đạt 231.200 ha, năng suất bình quân 59,4 tạ/ha/vụ, sản lượng đạt gần 1,4 triệu tấn/năm. Định hướng phát triển sản xuất lúa của tỉnh trong những năm tới là giảm dần diện tích sản xuất, song vẫn duy trì được tổng sản lượng để bảo đảm an ninh lương thực. Để thực hiện được điều này, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương đã và đang tập trung thực hiện giải pháp phát triển vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao, qua đó nâng cao năng suất và chất lượng cho diện tích sản xuất lúa, bảo đảm được mục tiêu về sản lượng khi giảm diện tích.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao

Tổng diện tích sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh hằng năm ước đạt 231.200 ha, năng suất bình quân 59,4 tạ/ha/vụ, sản lượng đạt gần 1,4 triệu tấn/năm. Định hướng phát triển sản xuất lúa của tỉnh trong những năm tới là giảm dần diện tích sản xuất, song vẫn duy trì được tổng sản lượng để bảo đảm an ninh lương thực. Để thực hiện được điều này, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương đã và đang tập trung thực hiện giải pháp phát triển vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao, qua đó nâng cao năng suất và chất lượng cho diện tích sản xuất lúa, bảo đảm được mục tiêu về sản lượng khi giảm diện tích.

Phát triển vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao

Vùng sản xuất lúa năng suất, chất lượng cao tại xã Quảng Ngọc (Quảng Xương). Ảnh: Hương Thơm

Trên thực tế, việc xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao đã được thực hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 2010, tuy nhiên, đến năm 2015 thì mô hình này mới được triển khai rộng khắp tại 27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Để phát triển vùng sản xuất lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao, những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, tạo điều kiện thuận lợi để đưa máy móc vào phục vụ sản xuất. Trên những vùng sản xuất lúa đã được tích tụ, tập trung đất đai, ưu tiên xây dựng nâng cấp hệ thống giao thông, kênh mương nội đồng, các công trình thủy lợi đầu mối; kiên cố hóa các kênh tưới liên xã, liên huyện; kênh nội đồng phục vụ cho vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, bảo đảm yêu cầu tưới, tiêu khoa học. Đưa các giống lúa lai, lúa thuần mới đạt năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng; đồng thời, thực hiện mô hình cánh đồng 1 giống lúa được gieo cấy cùng thời điểm để hạn chế sâu, bệnh và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển các mô hình sản xuất lúa theo chuỗi giá trị gắn với chế biến tiêu thụ.

Ngoài ra, ở khu vực miền núi, giai đoạn 2015-2020 vừa qua, tỉnh đã ban hành một số chính sách hỗ trợ thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, như: hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương nội đồng, hỗ trợ kiên cố hóa giao thông nội đồng, hỗ trợ mua máy cấy, hỗ trợ mua máy thu hoạch lúa...

Phát triển vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao

Diện tích lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao tại xã Sơn Điện (Quan Sơn).

Sau hơn 5 năm nỗ lực xây dựng và phát triển, đến nay vùng sản xuất lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao của toàn tỉnh đạt 158.158 ha, tăng 13.158 ha so với năm 2015, năng suất bình quân của vùng lúa thâm canh đạt 65 tạ/ha/vụ, cao hơn 5,6 tạ/ha/vụ so với năng suất lúa bình quân của toàn tỉnh. Nhiều huyện đã xây dựng được vùng sản xuất lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao với diện tích khá lớn, như: Nông Cống 17.500 ha, Yên Định 17.000 ha, Triệu Sơn 16.500 ha, Thọ Xuân 15.150 ha, Thiệu Hóa 14.500 ha, Quảng Xương 12.000 ha, Hoằng Hóa 12.000 ha... Nhiều huyện miền núi cũng đã xây dựng được các vùng sản xuất lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao, như: Như Thanh 2.850 ha, Thạch Thành hơn 2.000 ha, Cẩm Thủy 1.700 ha, Bá Thước 1.700 ha, Như Xuân 1.400 ha, Lang Chánh 250 ha, Quan Hóa 200 ha...

Việc phát triển vùng sản xuất lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao không những góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cho diện tích trồng lúa trên địa bàn tỉnh, mà còn góp phần thay đổi bộ giống sản xuất theo hướng tích cực; thay đổi tư duy sản xuất, nâng cao trình độ sản xuất cho các hộ dân. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Trong quá trình xây dựng và phát triển vùng sản xuất lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao, nhiều giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu đã được đưa vào sản xuất. Đến nay, tỷ lệ sử dụng các giống lúa tiến bộ kỹ thuật đạt 90%; trong đó, diện tích sử dụng lúa lai ước đạt 102.500 ha, chiếm 44% diện tích lúa toàn tỉnh; lúa chất lượng cao đạt 67.000 ha, chiếm 28,7%. Cơ cấu sản xuất lúa lai, lúa năng suất, chất lượng cao duy trì trên 60% diện tích trong vụ đông xuân và 40% diện tích trong vụ thu mùa, cơ cấu mùa vụ duy trì trên 85% diện tích lúa trà xuân muộn và 90% mùa sớm. Việc xây dựng và phát triển vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao chính là tiền đề để ngành nông nghiệp trong tỉnh thực hiện mục tiêu đến năm 2030, diện tích gieo trồng lúa giảm còn 200.000 ha; trong đó, ổn định vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao 150.000 ha, năng suất lúa bình quân đạt 65 tạ/ha, sản lượng lúa đạt 1,3 triệu tấn, sản lượng gạo 900.000 tấn; giá trị sản xuất lúa gạo đạt 7.460 tỷ đồng; giá trị sản phẩm bình quân của 1 ha đất trồng lúa ước đạt khoảng 60 triệu đồng/ha/năm.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]