(Baothanhhoa.vn) - Với mục tiêu xây dựng tỉnh Thanh Hóa trở thành điểm giao thương năng động, đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân nội tỉnh, những năm gần đây, tỉnh ta đã tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển thương mại và thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại theo hướng hiện đại.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển thương mại theo hướng hiện đại

Với mục tiêu xây dựng tỉnh Thanh Hóa trở thành điểm giao thương năng động, đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân nội tỉnh, những năm gần đây, tỉnh ta đã tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển thương mại và thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại theo hướng hiện đại.

Một góc Trung tâm Thương mại VinCom, TP Thanh Hóa.

Để có định hướng về lộ trình phát triển trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ theo hướng hiện đại, tỉnh đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, thương mại, dịch vụ sẽ được khuyến khích phát triển theo hướng gắn liền với quy mô, trình độ phát triển sản xuất thời kỳ công nghiệp hóa và tiến trình hội nhập kinh tế của cả nước. Gắn kết chặt chẽ việc sản xuất và tiêu thụ, đưa ngành thương mại trở thành đòn bẩy để phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Hệ thống hạ tầng thương mại được định hướng phát triển theo hướng hài hòa, đồng bộ giữa hạ tầng thương mại hiện đại và truyền thống, giữa thị trường đô thị và nông thôn, giữa hệ thống bán buôn và bán lẻ. Đối với khu vực đô thị lớn, trung tâm vùng miền, Khu Kinh tế Nghi Sơn sẽ tập trung phát triển các trung tâm thương mại, đại siêu thị, siêu thị, kho bảo quản, chợ đầu mối nhằm tạo hạt nhân phát triển dịch vụ và văn minh thương mại; phát triển các cửa hàng thương mại, xây mới chợ phục vụ dân sinh tại chỗ. Khu vực các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trung tâm huyện, cụm xã sẽ phát triển các cửa hàng bán buôn, bán lẻ. Khu vực nông thôn tập trung đẩy mạnh chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ; cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các chợ truyền thống. Tăng cường xã hội hóa đầu tư, phát triển thương mại theo hướng đa dạng về loại hình thương nhân. Khuyến khích phát triển một số doanh nhân thương mại lớn, xây dựng hệ thống phân phối hiện đại làm nòng cốt trong việc tổ chức thị trường và gắn chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu dùng. Phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh sẽ có 120 siêu thị, trong đó có 4 siêu thị hạng I, 18 siêu thị hạng II, 98 siêu thị hạng III với diện tích kinh doanh hơn 110.000 m2. Trước mắt, đến năm 2020, toàn tỉnh có 64 trung tâm thương mại, trong đó có 8 trung tâm thương mại hạng I, 9 trung tâm thương mại hạng II, 47 trung tâm thương mại hạng III với diện tích kinh doanh hơn 1,5 triệu m2; tổng vốn đầu tư cho giai đoạn này là gần 10.000 tỷ đồng.

Trên cơ sở định hướng phát triển thương mại, dịch vụ trên, xác định cơ sở hạ tầng là nền tảng để phát triển thương mại theo hướng hiện đại. Do đó, các sở, ban, ngành và chính quyền các địa phương đã và đang đẩy mạnh thực hiện công tác cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại theo hướng hiện đại. Tăng cường quản lý Nhà nước về xây dựng dự án đầu tư hạ tầng dịch vụ thương mại phù hợp với điều kiện và định hướng cho từng vùng, từng địa phương. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển thương mại; trong đó, quan tâm phát triển hạ tầng thương mại tại các vùng nông thôn, miền núi để phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho nhân dân.

Để phát triển thương mại theo hướng hiện đại, ngoài việc thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại, các địa phương còn tập trung dẹp bỏ các chợ tạm, chợ cóc. Đồng thời, nâng cao nhận thức, hình thành thói quen mua bán hiện đại của người dân, nhất là người dân khu vực nông thôn, thông qua các đợt tuyên truyền về những lợi ích của việc mua hàng trong các siêu thị, trung tâm thương mại. Và để thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại, các ngân hàng cũng đang khuyến khích, vận động khách hàng làm thẻ tiêu dùng; các doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm mua sắm đẩy mạnh việc thanh toán qua thẻ để tiến tới việc không dùng tiền mặt trong hoạt động mua bán.

Nhờ thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển thương mại theo hướng hiện đại, nên hiện trên địa bàn tỉnh có 396 chợ, 36 trung tâm thương mại, siêu thị. Trong đó, một số chợ đã hoàn chỉnh việc chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác theo hướng xã hội hóa, thực hiện đầu tư, nâng cấp chợ ngày càng khang trang, hiện đại. Đối với hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại được xây dựng theo mô hình hiện đại đã bước đầu hoạt động có hiệu quả, người dân đã và đang dần hình thành thói quen mua hàng tại các siêu thị. Với việc phát triển các loại hình dịch vụ, thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc luân chuyển, tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn.


Bài và ảnh: Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]