(Baothanhhoa.vn) - Vốn là thứ quà quê dân giã nhưng từ lâu, bánh nhãn được xem là một trong những sản phẩm ẩm thực độc đáo của người dân thị trấn Hồi Xuân (Quan Hóa), được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển thương hiệu cho sản phẩm bánh nhãn Hồi Xuân

Vốn là thứ quà quê dân giã nhưng từ lâu, bánh nhãn được xem là một trong những sản phẩm ẩm thực độc đáo của người dân thị trấn Hồi Xuân (Quan Hóa), được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Phát triển thương hiệu cho sản phẩm bánh nhãn Hồi Xuân

Người dân thị trấn Hồi Xuân (Quan Hóa) sản xuất bánh nhãn cung cấp cho thị trường.

Được biết, nghề làm bánh nhãn được người dân xã Hồi Xuân (nay là thị trấn Hồi Xuân) duy trì hơn 50 năm. Trải qua thời gian, công thức, bí quyết làm bánh nhãn cũng được thay đổi cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, muốn làm ra những chiếc bánh mang vị đặc trưng, độc đáo riêng của huyện Quan Hóa cần thực hiện nhiều công đoạn công phu. Để tiêu thụ tốt trên thị trường, một số hộ sản xuất bánh nhãn thường xuyên, số lượng lớn đã liên kết, thành lập tổ hợp tác sản xuất bánh nhãn truyền thống thị trấn Hồi Xuân và lấy tên bánh nhãn Hồi Xuân để đặt tên cho sản phẩm.

Chúng tôi tới thăm cơ sở sản xuất bánh nhãn của chị Nguyễn Thị Thu Hương, khu phố 4, thị trấn Hồi Xuân. Đây là một trong số ít những hộ sản xuất vừa giữ nghề, vừa tìm kiếm, mở rộng thị trường và góp phần quảng bá sản phẩm bánh nhãn Hồi Xuân rộng rãi trên thị trường. Chị Hương cho biết: Để có được những thành phẩm thơm ngon, quy trình chế biến được tuân thủ khá khắt khe từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến các khâu sơ chế, chế biến. Nguyên liệu chính làm bánh là gạo nếp nương hay nếp cái hoa vàng. Gạo được chọn lựa cẩn thận, đều hạt, ngâm qua đêm rồi mới mang xay. Bột gạo nếp được nhào với trứng gà, đường, ủ từ 2 đến 3 giờ rồi vê thành những viên nhỏ, chiên đều lửa trên bếp khoảng 20-30 phút cho bánh vàng đều là được.

Được biết, tại cơ sở sản xuất của chị Hương, tất cả các công đoạn làm bánh nhãn đều theo phương pháp thủ công nên cơ sở còn có những bí quyết riêng để tạo hương vị và bảo quản sản phẩm. Hiện nay, mỗi ngày cơ sở sản xuất được khoảng 50 đến 70kg thành phẩm. Tuy nhiên, vào những ngày lễ, dịp giáp Tết Nguyên đán thì số lượng tăng lên, có khi đạt 200 - 300 kg/ngày. Gia đình chị Hương phải thuê thêm 5 - 7 lao động thời vụ để bảo đảm cung ứng đủ sản phẩm cho thị trường. Hiện nay, doanh thu của cơ sở đạt khoảng 6 triệu đồng/ngày. Không chỉ riêng khách trong tỉnh mà nhiều người sống ở một số tỉnh, thành phố trong cả nước, như: Hà Nội, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai... cũng rất ưa thích thức quà quê này và đặt mua với số lượng lớn để bán hoặc biếu, tặng.

Theo thống kê của UBND huyện Quan Hóa, có 60 hộ dân trên địa bàn thị trấn Hồi Xuân và các xã lân cận sản xuất bánh nhãn. Trong đó, có 15 hộ tham gia tổ hợp tác sản xuất thường xuyên, còn lại sản xuất theo thời vụ. Hằng năm, các hộ sản xuất trong tổ hợp tác đã cung cấp cho thị trường khoảng 15 - 20 tấn sản phẩm, doanh thu khoảng 1,8 đến 2,2 tỷ đồng.

Theo bà Lê Thị Hằng, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Quan Hóa, tuy là nghề phụ nhưng nghề làm bánh nhãn tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 100 lao động, với thu nhập bình quân đạt 3,5 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm được người tiêu dùng và thị trường đánh giá cao về chất lượng. Chính vì vậy, UBND huyện đã khuyến khích, hỗ trợ tổ hợp tác sản xuất bánh nhãn truyền thống thị trấn Hồi Xuân đăng ký các tiêu chuẩn chất lượng, bảo hộ nhãn hiệu. Đến nay, sản phẩm đã được chứng nhận bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và công nhận đạt chất lượng 3 sao sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Những kết quả đó chính là bước đệm để địa phương và người sản xuất nỗ lực xây dựng, phát triển thương hiệu cho sản phẩm bánh nhãn Hồi Xuân nhằm tạo được đầu ra ổn định cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, giải quyết việc làm, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Đồng thời, góp phần gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của địa phương.

Được biết, để tiếp tục củng cố và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm bánh nhãn Hồi Xuân, UBND huyện Quan Hóa đã chỉ đạo UBND thị trấn Hồi Xuân và các phòng chuyên môn chú trọng công tác quảng bá sản phẩm. Phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị, nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP; xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, sản lượng; đầu tư liên kết hoặc mở các chuỗi cửa hàng bán lẻ để tiêu thụ và quảng bá sản phẩm tại các trung tâm thành phố và các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh...

Bài và ảnh: Lê Hòa


Bài và ảnh: Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]