(Baothanhhoa.vn) - Khi tham gia vào chuỗi liên kết, người nông dân được tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định, an toàn, ít rủi ro; được doanh nghiệp đầu tư giống, vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp cũng chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và quản lý chất lượng sản phẩm...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Mô hình liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm dưa bao tử trong nhà lưới tại thị trấn Lam Sơn (Thọ Xuân). Ảnh: Lê Hợi

Khi tham gia vào chuỗi liên kết, người nông dân được tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định, an toàn, ít rủi ro; được doanh nghiệp đầu tư giống, vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp cũng chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và quản lý chất lượng sản phẩm...

Thực tế những năm qua cho thấy, việc tổ chức liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh đã hình thành và phát triển, nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách cần tháo gỡ để phát triển bền vững.

Phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Mô hình liên kết trồng mướp lấy xơ phục vụ xuất khẩu tại xã Hoằng Đại (TP Thanh Hóa).

Trong những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện nhiều biện pháp, kêu gọi các tổ chức, cá nhân tham gia liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị với người dân theo nhiều hình thức. Khi tham gia vào chuỗi liên kết, người nông dân được tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định, an toàn, ít rủi ro; được doanh nghiệp đầu tư giống, vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp cũng chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và quản lý chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị còn góp phần nâng cao giá trị gia tăng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều mô hình liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông, lâm, thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao. Điển hình như: 40 hộ dân tại 12 xã trên địa bàn huyện Như Xuân thực hiện liên kết chăn nuôi gà theo chuỗi giá trị với Công ty CP GASAVI, quy mô từ 2.000 - 5.000 con gà/lứa; Công ty CP VIFOSA liên kết với hộ chăn nuôi tại xã Vĩnh Minh (Vĩnh Lộc) thực hiện chuỗi sản xuất, chế biến sản phẩm thịt lợn, xúc xích lợn, giò nạc; Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (tỉnh Ninh Bình) liên kết sản xuất với các HTX của 12 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, với tổng diện tích lên tới 2.300 ha sản xuất theo chuỗi giá trị đối với cây rau, củ, quả làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu; 600 hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh tham gia chuỗi liên kết với các HTX, sản lượng tiêu thụ thông qua chuỗi liên kết hàng năm hơn 1.000 tấn thủy sản... Ngoài ra, các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng tích cực tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp với người dân. Để khuyến khích các tập thể, cá nhân tham gia tổ chức liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, UBND tỉnh đã có Quyết định số 3841/QĐ-UBND ngày 16-9-2020, về việc phê duyệt chủ trương và giao dự toán hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2020 cho 6 dự án, đó là dự án trồng mướp lấy xơ phục vụ xuất khẩu trên diện tích đất bãi ngoại đê và đất màu nội đê hiệu quả kinh tế thấp tại xã Hoằng Đại (TP Thanh Hóa); mô hình sản xuất cà rốt, bắp cải theo hướng công nghệ cao theo chuỗi liên kết cung cầu giữa Công ty TNHH Đầu tư và Xây lắp Xuân Minh (Hoằng Hóa) với Công ty TNHH Nông nghiệp phát triển Kim Huy Việt Nam; mô hình chăn nuôi thỏ Newzealand thương phẩm an toàn theo chuỗi liên kết cung cầu tại huyện Quảng Xương với Công ty TNHH Nippon Zoki Việt Nam; sản xuất cây ớt xuất khẩu theo chuỗi liên kết cung cầu với Công ty TNHH Long Phương Nam để xuất khẩu của HTX nông nghiệp Liên Lộc (Hậu Lộc); chăn nuôi gà thịt theo chuỗi liên kết để xuất khẩu ở huyện Hậu Lộc; mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao tại huyện Hậu Lộc... với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 4 tỷ đồng. Mặc dù, việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị đang dần được khẳng định, nhưng số lượng các chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay còn khá ít, quy mô liên kết còn nhỏ. Một trong những khó khăn trong việc xây dựng và phát triển số lượng các chuỗi trên địa bàn là tình trạng sản xuất nông nghiệp còn mang tính nhỏ lẻ, có sự tham gia của nhiều hộ. Tuy đã hình thành được nhiều vùng sản xuất tập trung nhưng tính tổ chức, liên kết còn hạn chế và chưa có những dự án đầu tư tổ chức sản xuất liên kết giữa các vùng. Việc tích tụ, tập trung đất đai vẫn còn nhiều trở ngại, người dân vẫn còn tâm lý giữ đất, e ngại xảy ra những biến động trong việc cho thuê quyền sử dụng đất. Thêm vào đó là tính liên kết giữa người dân và doanh nghiệp chưa chặt chẽ. Thực tế, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra việc doanh nghiệp thu mua với giá thấp hơn giá đã cam kết trong hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Trong khi nhận thức của một bộ phận nông dân còn hạn chế, chưa thật sự tuân thủ những ràng buộc trách nhiệm với doanh nghiệp, vẫn có tâm lý bán hàng ra ngoài, phá vỡ cam kết khi giá thị trường tăng.

Vì vậy, để việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị thực sự phát triển bền vững, các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương cần có kế hoạch phát triển cụ thể, thu hút doanh nghiệp tổ chức sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ thông tin thị trường đối với từng sản phẩm; tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và thương hiệu.

Lê Hợi


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]