(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản ở huyện Nga Sơn phát triển đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, từng bước tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tại các xã vùng ven biển của huyện, nuôi trồng thủy sản được xác định là mũi nhọn trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện Nga Sơn

Những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản ở huyện Nga Sơn phát triển đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, từng bước tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tại các xã vùng ven biển của huyện, nuôi trồng thủy sản được xác định là mũi nhọn trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện Nga SơnMô hình nuôi tôm công nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao tại xã Nga Tân.

Để phát triển hiệu quả nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, huyện Nga Sơn đã ban hành chính sách khuyến khích, như: đầu tư cải tạo, nâng cấp các công trình kênh, cống cấp, thoát nước vùng nuôi tôm... Qua đó, đã tạo động lực giúp các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng, mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản, nâng cao năng suất và giá trị kinh tế. Những tháng đầu năm 2021, huyện tiếp tục chỉ đạo các xã chuyển đổi diện tích đất trồng lúa, trồng cói năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản. Huyện cũng đã xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả về chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh trên các đối tượng con nuôi thủy sản. Đến hết tháng 11-2021, trên địa bàn huyện có 1.780 ha nuôi trồng thủy sản, bằng 100,16% so với cùng kỳ; trong đó, diện tích nuôi nước ngọt 918,4 ha, bằng 100,31% so với cùng kỳ; diện tích nuôi nước lợ 488,7 ha, bằng cùng kỳ; diện tích nuôi ngao nước mặn 370 ha, bằng cùng kỳ... Đối tượng nuôi chủ yếu, như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ngao, cá vược, cá mú, cua... Trong đó, doanh thu từ nuôi tôm đạt bình quân khoảng 149 triệu đồng/ha/năm. Một số hộ gia đình bước đầu áp dụng hình thức nuôi thâm canh và công nghiệp công nghệ cao trên nhiều đối tượng nuôi, nhất là tôm, kết hợp ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào nuôi trồng, vệ sinh ao nuôi thường xuyên, tiến hành phơi ải, rắc vôi khử trùng sau mỗi vụ thu hoạch..., đã góp phần nâng cao năng suất và mang lại giá trị kinh tế nuôi trồng thủy sản.

Đồng chí Quách Thị Khuyên, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Nga Sơn, cho biết: Để nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, mang lại giá trị kinh tế cao, huyện tiếp tục chỉ đạo khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về diện tích đất, mặt nước và các nguồn lực để phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp, có sức cạnh tranh cao và bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Đi đôi với đó, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao chất lượng, đối tượng thủy sản nuôi có giá trị hàng hóa, lợi nhuận cao; đồng thời, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Huyện đã và đang tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao giá trị kinh tế, gắn kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Khuyến khích phát triển hình thức liên kết hợp đồng nuôi trồng thủy sản giữa doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến với người nuôi hoặc nhóm hộ. Tập trung phát triển các đối tượng nuôi có lợi thế và hiệu quả kinh tế cao, như: tôm thẻ chân trắng, cua xanh, ngao, cá vược, cá mú... Huyện khuyến khích, tạo điều kiện để các cá nhân, hộ dân thành lập các HTX nuôi trồng thủy sản để đầu tư phát triển sản xuất quy mô lớn, gắn với tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, các hộ dân chủ động đầu tư củng cố, nâng cấp hệ thống các hạng mục công trình ao nuôi, xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

Bài và ảnh: Gia Huy



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]