(Baothanhhoa.vn) - Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, diện tích ao, đầm... người dân ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước ngọt, mang lại giá trị kinh tế cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, diện tích ao, đầm... người dân ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước ngọt, mang lại giá trị kinh tế cao.

Diện tích NTTS mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình anh Lê Đồng Tuấn, thôn Thọ Văn, xã Hoằng Phúc (Hoằng Hóa).

Từ diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, nhiều hộ dân ở huyện Hà Trung đã mạnh dạn chuyển đổi, đầu tư xây dựng trang trại trồng cây ăn quả kết hợp NTTS nước ngọt, mang lại hiệu quả kinh tế cao và hiện mô hình đang được nhân rộng trên địa bàn. Ông Lê Văn Bộ ở làng Trang Các, xã Hà Phong, đã ở tuổi thất thập nhưng vẫn gắn bó với vườn cây và ao cá. Được chính quyền địa phương tạo điều kiện cho thuê đất cùng với kinh nghiệm nhiều năm NTTS, ngay từ vụ đầu tiên đã cho năng suất cao. Ông Bộ chia sẻ: Người xưa có câu “nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền” nên khi UBND xã Hà Phong có chủ trương chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả kinh tế sang NTTS, tôi và nhiều người dân đã mạnh dạn nhận đất thầu”. Để tránh rủi ro, ông chú trọng đầu tư cải tạo ao, hút bùn đáy, xây dựng bờ ao kiên cố. Đồng thời, thực hiện vệ sinh ao nuôi, phơi ao sau mỗi vụ thu hoạch. Nước trước khi được bơm vào ao được lọc kỹ để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn cũng như ấu trùng gây bệnh. Nhờ đó, năng suất cá hàng năm luôn ổn định. Với diện tích 1 ha ao, trung bình mỗi năm ông xuất bán 5 tấn cá, chủ yếu là các loại cá như: Trắm, mè..., lợi nhuận thu về từ 80 đến 100 triệu đồng/năm. Ngoài nuôi cá, ông Bộ còn kết hợp trồng một số cây ăn quả như: Cam Canh, thanh long ruột đỏ, quất cảnh... để tăng thêm thu nhập.

Được biết, huyện Hà Trung có 1.600 ha NTTS, chủ yếu tập trung ở các xã như: Hà Đông, Hà Phong, Hà Ngọc... sản lượng trung bình mỗi năm hơn 5.700 tấn, thu nhập bình quân 125 triệu/ha/năm. Ông Nguyễn Văn Thịnh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Hà Trung, cho biết: “Để nghề NTTS phát triển mạnh và bền vững, thời gian tới, huyện Hà Trung tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề ra. Trong đó, chú trọng triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý chất lượng giống, cải tạo, vệ sinh ao đầm; tăng cường công tác chuyển giao công nghệ và hoạt động khuyến ngư qua việc tổ chức đào tạo, tập huấn”. Hiện nay, UBND huyện Hà Trung đang xây dựng kế hoạch chuyển đổi 300 ha đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp ở vùng Đông - Phong - Ngọc thành vùng NTTS tập trung. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh định hướng cho người dân phát triển mô hình “Nuôi cá nước ngọt theo quy trình VietGAP”; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, bảo đảm đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, tạo điều kiện, khuyến khích người dân nuôi trồng các loại, như: Ba ba, cá vược, ếch Thái, cá chép ba máu... nhờ đó, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Hà Trung có thêm thu nhập, nâng cao mức sống.

Trước đây, hơn 1 ha đất của gia đình anh Lê Đồng Tuấn, thôn Thọ Văn, xã Hoằng Phúc (Hoằng Hóa) trồng lúa, nhưng sản lượng lúa thu hoạch không cao. Cuối năm 2004, được sự chỉ dẫn về kỹ thuật NTTS của cán bộ nông nghiệp UBND xã, gia đình anh đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sang đào ao, nuôi các loại cá truyền thống, như: Trắm, chép... Đến nay, sản lượng cá qua các năm luôn ổn định, trung bình 10 tấn/năm, trừ chi phí, anh thu lãi từ 50 đến 70 triệu đồng/năm. Thời gian tới, anh có dự định thầu thêm đất để mở rộng diện tích ao, đưa giống cá rô phi đơn tính vào nuôi thử nghiệm. Ông Lê Đức Lương, chủ tịch UBND xã, cho biết: Toàn xã có hơn 40 hộ NTTS, tổng diện tích gần 25 ha, sản lượng trung bình 107 tấn cá/năm. Thời gian tới, UBND xã tập trung hỗ trợ cho những hộ có diện tích nuôi trồng lớn, đưa giống nuôi trồng phù hợp với điều kiện của vùng và có khả năng nhân rộng cao, như giống cá rô phi đơn tính.

Toàn tỉnh hiện có 11.300 ha NTTS nước ngọt, với sản lượng hàng năm 26.700.000 tấn, năng suất trung bình 2,36 tấn/ha/năm. Mặc dù NTTS nước ngọt của tỉnh những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, diện tích, sản lượng, giá trị kinh tế đều tăng nhưng hình thức nuôi chủ yếu vẫn là quảng canh cải tiến và bán thâm canh, thâm canh vẫn ở quy mô nhỏ; cơ sở hạ tầng vùng sản xuất còn hạn chế; sản xuất chủ yếu vẫn mang tính tự phát, manh mún.

Để nghề NTTS nước ngọt phát triển bền vững, thời gian tới, các địa phương cần đánh giá cụ thể về tiềm năng, thế mạnh, thực trạng của NTTS nước ngọt. Đồng thời, có những chính sách hỗ trợ người nuôi kịp thời, hiệu quả. Đẩy mạnh đầu tư sản xuất giống thủy sản nước ngọt tại địa phương để chủ động nguồn giống, đảm bảo chất lượng và giá thành. Cùng với đó, tăng cường công tác tuyên truyền, chuyển giao công nghệ và hoạt động khuyến ngư, như: Tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề; tuyên truyền về nội dung, thời gian, mùa vụ; khuyến khích, áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn VietGAP trong NTTS và công nghệ nuôi theo hướng bền vững.


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]