(Baothanhhoa.vn) - Dưới cái nắng gắt gao của những ngày giữa tháng 7, tại mô hình trồng trọt theo hướng công nghệ cao ở xã Nga Thạch (Nga Sơn), gần chục lao động vẫn hào hứng thu hoạch dưa vàng Kim Hoàng hậu. Từng trái dưa tròn bóng, nặng trung bình gần 2 kg chính là thành quả vất vả sau khoảng 3 tháng của ông chủ trẻ Nguyễn Văn Nam.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao

Dưới cái nắng gắt gao của những ngày giữa tháng 7, tại mô hình trồng trọt theo hướng công nghệ cao ở xã Nga Thạch (Nga Sơn), gần chục lao động vẫn hào hứng thu hoạch dưa vàng Kim Hoàng hậu. Từng trái dưa tròn bóng, nặng trung bình gần 2 kg chính là thành quả vất vả sau khoảng 3 tháng của ông chủ trẻ Nguyễn Văn Nam.

Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao

Mô hình trồng dưa vân lưới theo hướng công nghệ cao trong nhà lưới tại xã Nga Thạch.

Dẫn chúng tôi thăm khu nhà lưới với tổng diện tích rộng tới 4.000 m2, hàng nghìn trái dưa lưới Taki, dưa vàng Kim Hoàng hậu sắp đến ngày thu hoạch treo lúc lỉu trên những sợi dây. “Trước đây, khu nông trại 3 ha này, trồng cả các loại rau màu, dưa chuột, chỉ trồng dưa lưới và dưa vàng trong khu nhà lưới. Tuy nhiên, các loại cây màu ấy liên tục cho thu hoạch nên phải “chạy chợ” rồi tìm đầu ra rất bận bịu. Nay, chỉ trồng các loại hoa và 2 loại dưa nói trên” – anh Nam tâm sự.

Với sự năng động, thanh niên Nguyễn Văn Nam hiện đã tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm dưa của mình ở thị trường Hà Nội. Thông qua một doanh nghiệp trung gian bao tiêu, dưa lưới và dưa vàng tại đây hiện được cung ứng cho 5 chuỗi cửa hàng tại thủ đô Hà Nội, các tỉnh: Hà Nam và Thái Bình. Các luống dưa được trồng thời gian khác nhau nên hầu như tuần nào, mô hình nông nghiệp này cũng có thu hoạch. Dưa sau khi được hái, lau sạch, bao lưới, sẽ có xe ô tô tải của công ty trung gian về chở đi tiêu thụ. Hiện nhu cầu thị trường còn lớn nên việc mở rộng quy mô sản xuất là rất khả thi.

Nói về kinh nghiệm để có đầu ra cho sản phẩm bền vững, anh Nam chia sẻ: Đầu tiên, tôi tham gia vào hội canh tác nhà màng, nhà lưới của cả nước để chia sẻ các thông tin. Khi có sản phẩm, tôi tăng cường quảng bá, xúc tiến bán sản phẩm qua Internet. Một điều mang yếu tố sống còn là phải “làm thật”, tức phải canh tác sạch, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhận thức được, làm chụp giật chính là cách làm mất uy tín nhanh nhất, nên tôi không bao giờ dùng thuốc bảo vệ thực vật”. Để có thể trừ sâu bệnh hại dưa phía ngoài nhà lưới, hằng năm, anh trồng một số luống ớt Chỉ Thiên, mua thêm chế phẩm sinh học không độc hại để ủ, phun diệt sâu, bệnh ở những thời điểm cần thiết.

Bà Quách Thị Khuyên, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nga Sơn, cho rằng: Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao đang là hướng phát triển mũi nhọn trong nông nghiệp huyện nhà. Đây cũng là chương trình được các đồng chí lãnh đạo huyện rất quan tâm, chỉ đạo thực hiện trong những năm gần đây. Trong trồng trọt, các mô hình sản xuất rau, củ, quả trong nhà kính, nhà lưới được mở rộng với 52 hộ tham gia, tổng diện tích 76.000 m2. Vừa qua, các doanh nghiệp và cá nhân trong huyện đã đăng ký xây dựng và mở rộng các khu nhà lưới, dự kiến đến hết năm 2020 này, toàn huyện sẽ có thêm 30.000 m2 nhà lưới nữa. Hiện nay, thu nhập tại các mô hình nhà lưới trên địa bàn huyện đã đạt từ 700 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha/năm. Ở lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, các mô hình nuôi trong nhà lưới, nhà kính theo hướng công nghệ cao đã phát triển được 25 ha ở các xã ven biển. Với định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững theo hướng VietGAP, chủ động kiểm soát các chỉ tiêu yếu tố môi trường, dịch bệnh, trong những năm gần đây, người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt công nghệ biofloc. Nuôi tôm dùng chế phẩm vi sinh, công nghệ nuôi tôm 2 đến 3 giai đoạn, đã được các doanh nghiệp, chủ cơ sở nuôi áp dụng, bước đầu cho thu nhập cao, từ 3 đến 3,5 tỷ đồng/ha/năm. Những năm tới, huyện khuyến khích và chỉ đạo mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà lưới công nghệ cao, tạo điều kiện cho Nhân dân tham quan, học tập mô hình, tiếp cận ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến kiểm soát chất lượng, vùng nuôi hiệu quả.

Để kích cầu các doanh nghiệp và hộ gia đình phát triển nhà lưới sản xuất, huyện Nga Sơn đã hỗ trợ 70 triệu đồng cho xây dựng 1.000 m2 nhà màng, nhà lưới. Riêng năm 2020, UBND tỉnh có cơ chế hỗ trợ 50 triệu đồng cho triển khai mới 1.000 m2 nhà lưới, huyện đã hỗ trợ thêm 20 triệu đồng để bằng với cơ chế hỗ trợ của huyện lâu nay. Cùng với phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, huyện Nga Sơn còn thành công trong việc liên kết để tiêu thụ nông sản. Đến nay, huyện đã triển khai thực hiện được 53 chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, hàng chục doanh nghiệp đã liên kết với các HTX dịch vụ trong huyện để tổ chức sản xuất, bao tiêu sản phẩm.

Bài và ảnh: Lê Đồng


Bài Và Ảnh: Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]