(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, với chính sách phát triển làng nghề hợp lý, nghề rèn Tiến Lộc (Hậu Lộc) đã và đang mang lại thu nhập cao cho người dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển nghề rèn gắn với bảo vệ môi trường

Những năm qua, với chính sách phát triển làng nghề hợp lý, nghề rèn Tiến Lộc (Hậu Lộc) đã và đang mang lại thu nhập cao cho người dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Cơ sở rèn cơ khí tại xã Tiến Lộc (Hậu Lộc).

Làng rèn Tất Tác, xã Tiến Lộc (Hậu Lộc) là tên gọi chung của 3 làng: Làng Ngọ, làng Bùi và làng Sơn. Trải qua quãng thời gian thăng trầm, năm 2005 làng rèn Tất Tác đã được quy hoạch thành cụm làng nghề rèn cơ khí Tiến Lộc với diện tích 3,5 ha. Sản phẩm của làng nghề phong phú về chủng loại, kiểu dáng, kích thước, từ cày, bừa, cuốc, xẻng, liềm gặt... phục vụ nông nghiệp đến các chi tiết máy phục vụ công nghiệp như nhíp ô tô, bánh máy...; các sản phẩm tràng, đục dành cho nghề mộc; dao quắm, búa kiểm lâm dùng trong lâm nghiệp, hay đơn giản là những con dao, cái kéo dành cho sinh hoạt hàng ngày.

Để có được những sản phẩm tưởng chừng đơn giản ấy, những người thợ rèn đã phải trải qua rất nhiều công đoạn. Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm nhưng nguyên liệu chính chỉ là thép. Chúng tôi đến thăm xưởng rèn của anh Lương Văn Thuận trong khu làng nghề rèn cơ khí Tiến Lộc. Theo nghề cha ông đã 30 năm nay, anh Thuận không nhớ mình bắt đầu “tay quai tay búa” từ năm nào, chỉ nhớ ở tuổi lên 9, lên 10, anh đã đứng quanh bếp lò phụ bố làm việc. Nhỏ thì giữ dao, lớn lên chút nữa thì quai búa, mài thép... Chưa đầy 20 tuổi, anh Thuận đã làm chủ kỹ thuật tôi thép, một trong những kỹ thuật khó nhất của nghề rèn, bởi tôi đến độ nào thì vừa để lưỡi dao sắc bén nhất, có độ bền nhất, không phải người thợ nào cũng làm được. Cứ thế bám nghề và được “nghề nuôi”, anh Thuận nhẩm tính, đến nay cũng đã hơn 30 năm. Hiện nay, mỗi tháng, trừ chi phí, doanh thu của xưởng trung bình từ 30 triệu đồng đến 35 triệu đồng; tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động, với mức thu nhập trung bình 4 triệu đồng/người/tháng. Theo chân anh cán bộ xã, chúng tôi dạo quanh khu làng nghề rèn Tiến Lộc. Bên lò lửa rực hồng, anh Kiều Văn Quang, chủ cơ sở rèn Quang Tân, cho biết: Ngày xưa làm nghề này vất vả lắm, thổi bếp đến “phồng mang trợn mắt”, quay bễ đun than, mài thủ công... đến mỏi cả tay. Ngày nay, với xu thế phát triển theo hướng CNH, HĐH, làng nghề rèn Tiến Lộc cũng đã có nhiều thay đổi tích cực trong quá trình sản xuất. Giờ đây, máy móc đã thay cho bàn tay con người ở hầu hết các gia đình. Những khâu gia công yêu cầu nhiều sức lao động đã được máy móc thay thế như rèn bằng búa máy, sạt lưỡi bằng máy... Nhờ vậy, số lượng và chất lượng sản phẩm đã được nâng lên rõ rệt. Cũng nhờ có máy móc, nhiều gia đình đã mở rộng sản xuất với quy mô lớn. Để gìn giữ và phát triển bền vững nghề rèn truyền thống này, ngoài việc tìm chỗ đứng vững chắc trên thị trường, gia đình anh Quang luôn tích cực đổi mới về kỹ thuật sản xuất. Lò rèn của gia đình anh không ngừng áp dụng khoa học - kỹ thuật, đầu tư máy móc hiện đại để vừa tiết kiệm chi phí đầu vào vừa giảm giá thành sản phẩm, lại không độc hại cho người lao động, đồng thời bảo vệ môi trường. Hiện nay, mỗi ngày người thợ rèn Tiến Lộc có thể mài hàng trăm con dao chất lượng cao cùng với rất nhiều các sản phẩm khác để bán rộng rãi trên thị trường trong và ngoài tỉnh, đồng thời xuất khẩu đi nước ngoài, như Thái Lan, Lào, Campuchia... Nhờ hiệu quả kinh tế mang lại mà đời sống của người dân địa phương ngày càng khấm khá hơn.

Ông Phạm Anh Khoa, Chủ tịch UBND xã Tiến Lộc, cho biết: Hiện nay, nghề rèn của xã tạo việc làm cho gần 2.500 lao động, thu nhập bình quân từ 4 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Để nghề rèn Tiến Lộc phát triển bền vừng, bên cạnh việc phát triển kinh tế UBND xã đã chú trọng đến việc phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Xem môi trường ở làng nghề là vấn đề cần quan tâm trong quá trình phát triển, xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với các cơ sở sản xuất, bên cạnh việc thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, giúp giảm thiểu chất thải, khí thải ra môi trường. Khắc phục bụi than bằng cách che chắn. Tăng cường việc kiểm tra, giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm quy định về môi trường. Đối với người dân, luôn chủ động nghiên cứu, cải tiến công nghệ, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, các giải pháp sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, đóng góp kinh phí xây dựng, nộp phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, nước thải công nghiệp.


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]