(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, cùng với việc duy trì, phát triển diện tích trồng lúa trên địa bàn, tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa. Theo đó, tỉnh ta định hướng phát triển lúa gạo gắn với chế biến và tiêu thụ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển lúa gạo gắn với chế biến và tiêu thụ

Những năm qua, cùng với việc duy trì, phát triển diện tích trồng lúa trên địa bàn, tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa. Theo đó, tỉnh ta định hướng phát triển lúa gạo gắn với chế biến và tiêu thụ.

Phát triển lúa gạo gắn với chế biến và tiêu thụ

Diện tích lúa tập trung, thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tại xã Xuân Du (Như Thanh). Ảnh: Hương Thơm

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích trồng lúa lớn nhất khu vực miền Bắc, với 145.803 ha đất trồng lúa; trong đó, đất chuyên trồng 2 vụ lúa là 130.423 ha, đất trồng lúa không ăn chắc 15.058 ha, còn lại là đất trồng lúa nương. Năng suất lúa hàng năm tương đối ổn định, dao động từ 57,8 đến 59 tạ/ha/vụ, sản lượng từ 1,3 đến 1,4 triệu tấn/năm. Theo đánh giá của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, hiệu quả trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh chỉ đạt lợi nhuận từ 30 đến 35% vốn đầu tư, tương đương với 22,1 triệu đồng/ha/vụ đối với diện tích trồng lúa lai đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao và lúa thuần chỉ đạt khoảng 8,42 triệu đồng/ha/vụ.

Qua đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa cho thấy, so với các cây trồng khác, rõ ràng lợi nhuận trong sản xuất lúa thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, việc duy trì, phát triển ổn định diện tích trồng lúa là cần thiết trong việc bảo đảm an ninh lương thực. Vì vậy, những năm qua, cùng với việc duy trì, phát triển diện tích trồng lúa trên địa bàn, tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa. Theo đó, tỉnh ta định hướng phát triển lúa gạo gắn với chế biến và tiêu thụ.

Để định hướng phát triển lúa gạo gắn với chế biến và tiêu thụ, những năm qua, tỉnh đã ban hành và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất lúa gạo, như: Phát triển vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; hỗ trợ nghiên cứu giống mới, sản xuất giống lúa lai F1, giống lúa thuần; chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm trồng trọt; hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho các doanh nghiệp và là chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai.

Phát triển lúa gạo gắn với chế biến và tiêu thụ

Dây chuyền chế biến lúa gạo của Công ty CP Thương mại Sao Khuê.

Cùng với các chính sách hỗ trợ, trên cơ sở chỉ đạo của tỉnh, ngành nông nghiệp và các huyện, thị xã, thành phố cũng đã và đang rà soát, hoàn chỉnh cơ chế, chính sách đất đai, xây dựng kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, hình thành vùng nguyên liệu sản xuất lúa gạo tập trung, quy mô lớn. Quan tâm đầu tư hoàn thiện hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, như: Đường giao thông nội đồng, thủy lợi nội đồng phù hợp với yêu cầu sản xuất lúa gạo; ưu tiên đầu tư các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong quá trình sản xuất, cũng như tăng cường công nghệ sơ chế, chế biến và bảo quản lúa gạo sau thu hoạch, nhằm giảm thất thoát và giữ được chất lượng hạt gạo khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, thu mua, bao tiêu sản phẩm lúa gạo cho bà con nông dân theo chuỗi; đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến lúa gạo để thu mua lúa, sấy lúa, chế biến, dự trữ và xuất khẩu gạo; khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất lúa gạo hữu cơ, an toàn thực phẩm.

Trên địa bàn tỉnh cũng đã hình thành và phát triển được nhiều mô hình liên kết sản xuất lúa gạo theo chuỗi đạt hiệu quả kinh tế cao, như: Mô hình sản xuất, chế biến lúa gạo của Công ty CP Thương mại Sao Khuê với các hộ dân ở các huyện: Đông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống, Hà Trung..., với tổng diện tích hơn 800 ha; mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP giữa Công ty TNHH Nông sản An Thành Phong với các hộ dân tại các xã Trường Sơn, Tượng Văn, Minh Nghĩa, Tế Lợi (Nông Cống); mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm giữa Công ty CP Bắc Trung bộ với các hộ dân tại các xã Quảng Văn, Quảng Hòa, Quảng Hợp, Quảng Nhân, Quảng Long, Quảng Yên (Quảng Xương), có tổng diện tích lên tới 3.500 ha... Cùng với các mô hình liên kết sản xuất lúa gắn với chế biến và tiêu thụ, toàn tỉnh đã xây dựng được vùng sản xuất lúa tập trung, thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, với tổng diện tích lên tới 150.000 ha. Đây là tiền đề, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục thực hiện thành công định hướng phát triển lúa gạo gắn với chế biến và tiêu thụ trong thời gian tới.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]