(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, thông qua các chương trình, dự án, đề án, vùng đồng bào dân tộc Mông đã được đầu tư xây dựng nhiều công trình kết cấu hạ tầng, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên rõ rệt.

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Mông

Những năm qua, thông qua các chương trình, dự án, đề án, vùng đồng bào dân tộc Mông đã được đầu tư xây dựng nhiều công trình kết cấu hạ tầng, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên rõ rệt.

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc MôngGia đình chị Sung Thị Lâu ở bản Toong, xã Pù Nhi (Mường Lát) chăm sóc đàn bò lai.

Đến thăm gia đình chị Sung Thị Lâu, dân tộc Mông ở bản Toong, xã Pù Nhi (Mường Lát), chị Lâu cho biết: Trước đây, gia đình chị thuộc hộ nghèo của xã do không có kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi. Thực hiện Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Mông Mường Lát”, gia đình chị được hỗ trợ 1 con bò cái sinh sản trị giá 10 triệu đồng, được cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Lát hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc bò, kết hợp trồng cây ăn quả, trồng rừng. Do kiên trì, chịu khó đến nay gia đình chị đã xây dựng được mô hình trang trại tổng hợp, với 1 ha cây xoan, 12 con bò, 200 con gà, 1 ha mía, 6 sào lúa nước, mỗi năm cho thu nhập 120 triệu đồng.

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, hiện nay đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 3.613 hộ, với 19.144 khẩu, ở 44 bản, thuộc 10 xã ở các huyện Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát. Đa phần đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 60%, hộ cận nghèo gần 14%. Nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông, những năm qua các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc miền núi. Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động cụ thể hóa và ban hành nhiều đề án, dự án, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, quy hoạch dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu...

Theo thống kê, từ năm 2015 đến nay thông qua các chương trình, dự án, đề án, Nhà nước đã đầu tư xây dựng 115 công trình gồm điện, đường, trường, trạm y tế, nhà văn hóa vùng đồng bào dân tộc Mông. Trong đó, 81 công trình thuộc Chương trình 135; 17 công trình thuộc Chương trình 30a; Đề án “Ổn định đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội đồng bào Mông, huyện Mường Lát” là 7 công trình; Đề án “Ổn định đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội các bản dân tộc Mông, huyện Quan Sơn” là 10 công trình, với tổng kinh phí trên 331,8 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng tạo thuận lợi cho việc đi lại, phục vụ sản xuất, sinh hoạt của đồng bào. Cùng với đó, giai đoạn 2016-2020, tỉnh Thanh Hóa cũng đã đầu tư xây dựng 42 công trình giao thông, thủy lợi, điện năng, nước sạch, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế; hỗ trợ 8 mô hình phát triển sản xuất... với tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng. Đến nay, đã có 209,8km/424,04km đường giao thông đến các bản Mông được bê tông hóa, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại giao thương, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Bài và ảnh: Khắc Công



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]