(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, thị xã Bỉm Sơn đã xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại. Từ đó, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn thuê đất, đầu tư phát triển các mô hình, đa dạng cây, con, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển kinh tế trang trại ở thị xã Bỉm Sơn

Phát triển kinh tế trang trại ở thị xã Bỉm Sơn

Nhiều hộ dân ở thị xã Bỉm Sơn mạnh dạn đưa các giống cây ăn quả đặc sản vào sản xuất.

Những năm gần đây, thị xã Bỉm Sơn đã xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại. Từ đó, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn thuê đất, đầu tư phát triển các mô hình, đa dạng cây, con, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Theo chân cán bộ Phòng Kinh tế, UBND thị xã Bỉm Sơn, chúng tôi tới thăm một số mô hình trồng cây ăn quả được đầu tư thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến tại xã Quang Trung và phường Bắc Sơn. Không chỉ phát triển cây thanh long ruột đỏ, những năm gần đây, nhiều hội viên Hội Làm vườn và Trang trại thị xã đã nghiên cứu, mạnh dạn du nhập các loại cây đặc sản, có giá trị kinh tế cao như nhãn chín muộn, cam vàng, bưởi da xanh về địa bàn. Tại khu trang trại rộng 4ha ở thôn 3, xã Quang Trung, gia đình ông Đỗ Lương Dũng đã đầu tư hàng tỷ đồng cải tạo mặt bằng, làm đường và trồng 2.000 gốc thanh long, 300 gốc bưởi da xanh, 400 gốc bưởi Hoàng, hàng trăm gốc cam Canh và nuôi cá. Từ năm 2016, các loại cây ăn quả đã cho thu hoạch lứa đầu tiên. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu về khoảng hơn 1 tỷ đồng/năm. Ông Dũng cho biết, trên cơ sở nghiên cứu chất đất, ông đã tự tay đi chọn lựa các loại cây ăn quả cho phù hợp với điều kiện khí hậu ở địa phương. Các loại cây trồng đều được áp dụng quy trình thâm canh chuẩn, các biện pháp kỹ thuật ở từng thời kỳ sinh trưởng để cây phát triển và cho tỷ lệ đậu quả cao. Ông cũng thường xuyên tham vấn ý kiến của các chuyên gia về cây ăn quả để kịp thời ứng phó với tình hình thời tiết, phòng trừ sâu bệnh và điều chỉnh kỹ thuật để đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại theo hướng tập trung, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường, thị xã Bỉm Sơn quy hoạch khu trang trại Dốc Đa (phường Quang Trung) quy mô 30 ha. Thị xã đã hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông khu trang trại này với số tiền 3 tỷ đồng. Tại đây, hàng chục hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư cải tạo đồng trũng để trồng cây ăn quả, kết hợp với nuôi trồng thủy sản, gia cầm. Bên cạnh các mô hình trang trại tổng hợp, hàng trăm hộ dân ở thị xã Bỉm Sơn đã phát triển các mô hình con nuôi đặc sản theo hình thức gia trại như nuôi thỏ, dê, lợn rừng. Hiện nay, các hộ dân có cùng loại con nuôi đặc sản cũng đã thành lập tổ nhóm, thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau về con giống, kỹ thuật, giới thiệu đầu ra cho sản phẩm.

Theo thống kê của Phòng Kinh tế, UBND thị xã Bỉm Sơn, trên địa bàn thị xã hiện đã phát triển được 112 trang trại, gia trại, trong đó có 27 trang trại được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 1.000 lao động với thu nhập bình quân khoảng 4,7 triệu đồng/người/tháng. Nhiều trang trại tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: Trang trại của các gia đình ông Đào Duy Toàn, phường Đông Sơn; Nguyễn Văn Vĩnh, xã Hà Lan; Nguyễn Văn Hùng, xã Quang Trung, Nguyễn Văn Giang, phường Phú Sơn... Lợi nhuận của các trang trại trung bình đạt 200 triệu đồng/trang trại.

Trong thời gian tới, thị xã Bỉm Sơn tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các hộ dân được thuê đất lâu dài. Lựa chọn cánh đồng có diện tích tập trung từ 10 ha trở lên theo 3 hình thức là góp ruộng đất, thuê quyền sử dụng ruộng đất và chuyển nhượng quyền sử dụng ruộng đất để thực hiện tích tụ đất đai, phát triển kinh tế trang trại theo hướng tập trung. Từng bước di dời các trang trại chăn nuôi trong nội thị đến địa điểm quy hoạch cách xa khu dân cư nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường. Kêu gọi các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có năng lực đầu tư vào sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Tích cực tuyên truyền, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ về khoa học - kỹ thuật vào phát triển kinh tế trang trại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]