(Baothanhhoa.vn) - Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ thông tin (CNTT) sẽ tạo nên những bước phát triển đột phá trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tỉnh Thanh Hóa cũng đã triển khai nhiều chương trình, đề án ứng dụng CNTT làm nền tảng cải thiện năng lực điều hành, môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy khả năng cung ứng dịch vụ CNTT.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu

Phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu

Công ty CP ThinkLabs ứng dụng thành công phần mềm giám sát và bảo trì các trạm viễn thông.

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ thông tin (CNTT) sẽ tạo nên những bước phát triển đột phá trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tỉnh Thanh Hóa cũng đã triển khai nhiều chương trình, đề án ứng dụng CNTT làm nền tảng cải thiện năng lực điều hành, môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy khả năng cung ứng dịch vụ CNTT.

Vậy nhưng, tốc độ phát triển của các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh vẫn còn rất chậm và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.

Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông, hiện trên địa bàn tỉnh có gần 500 DN hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 10%/năm. Đây không phải là một con số quá ít ỏi, tuy nhiên, nhìn vào nội lực của các DN thì thực tế, số DN đáp ứng được nhu cầu chưa nhiều. Ngoài một số DN có năng lực thực sự trong lĩnh vực này với đội ngũ lập trình viên có kinh nghiệm, có khả năng sáng tạo ra các sản phẩm CNTT và khá thành công trên thương trường, như: Công ty TNHH Minh Lộ, Công ty CP ThinkLabs,... thì nhìn chung, các DN trong lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, nguồn lực phát triển còn hạn chế, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán sản phẩm, thiết bị, linh kiện điện tử. Ông Lê Trọng Thụ, Phó Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa, cho biết: Là một địa bàn kinh tế năng động, nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh doanh, buôn bán trọng điểm của tỉnh, những năm gần đây, TP Thanh Hóa luôn vượt chỉ tiêu thành lập DN mới. Tuy nhiên, số lượng DN thành lập mới trong lĩnh vực CNTT còn khá ít ỏi. Điển hình như trong năm 2018, TP Thanh Hóa thành lập được 1.300 DN mới, nhưng chỉ có 11 DN đăng ký hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Hơn nữa, các DN mới thành lập này cũng có quy mô khá nhỏ bé, chưa tạo được những sản phẩm CNTT mũi nhọn.

Lý giải về nguyên nhân này, các DN hiện đang hoạt động trong lĩnh vực CNTT đều cho rằng: Khó khăn nhất hiện nay khi DN đầu tư vào lĩnh vực này là thiếu nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu. Phần lớn, các lập trình viên sau khi ra trường đều muốn “trụ” lại ở các thành phố lớn. Hiện, một số công ty trong lĩnh vực này đang hợp tác với Khoa CNTT - Trường Đại học Hồng Đức triển khai chương trình hỗ trợ học phí cho sinh viên để ươm tạo nguồn nhân lực phục vụ cho tương lại, tuy nhiên, số lượng sinh viên đáp ứng được yêu cầu đầu vào không nhiều. Nguồn vốn cho hoạt động này cũng còn hạn chế. Ông Phạm Quốc Hưng, Phó Giám đốc Công ty CP Thương mại Công nghệ G8 thì cho biết: Với sản phẩm CNTT, người tiêu dùng hiện có rất nhiều lựa chọn ngoài phạm vi cung ứng là thị trường nội tỉnh. Chính vì vậy, một DN trong lĩnh vực CNTT phải có nguồn nhân lực chất xám cao, am hiểu thị trường và vốn mới có thể trụ vững. Do đó, các DN, cá nhân khởi nghiệp còn khá e dè trong lĩnh vực này.

Tỉnh Thanh Hóa đang trong quá trình tái cơ cấu các ngành dịch vụ, trong đó xác định công nghiệp phần mềm, nội dung số và các sản phẩm dịch vụ CNTT là một trong 6 loại hình dịch vụ cần ưu tiên để phát triển. Tuy nhiên, để chuẩn bị “bước đệm” cho lộ trình này, các sở, ngành có liên quan của tỉnh cần sớm nghiên cứu, triển khai các chính sách, đề án hỗ trợ một cách thiết thực cho DN trong lĩnh vực phần mềm, công nghệ số. Khuyến khích, hỗ trợ các DN CNTT phát triển theo mô hình DN khoa học công nghệ. Xây dựng phương án thu hút, đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực CNTT để đáp ứng nhu cầu phát triển của các DN. Hỗ trợ các DN tham gia các chương trình xúc tiến, thương mại hóa sản phẩm, tạo thế cạnh tranh với các sản phẩm, dịch vụ ở các địa phương khác. Các DN CNTT trên địa bàn tỉnh cũng cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã có. Đồng thời, tiếp cận những xu hướng công nghệ mới, hướng tới xây dựng và tạo ra các sản phẩm công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin mũi nhọn, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tùng Lâm


Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]