(Baothanhhoa.vn) - Gà là một trong 4 đối tượng con nuôi chủ lực của tỉnh trong định hướng phát triển chăn nuôi. Vì vậy, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương trong tỉnh đã tập trung định hướng cho người dân phát triển chăn nuôi gà, nhất là gà lông màu theo hướng tập trung, quy mô lớn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển chăn nuôi gà theo hướng tập trung, quy mô lớn

Gà là một trong 4 đối tượng con nuôi chủ lực của tỉnh trong định hướng phát triển chăn nuôi. Vì vậy, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương trong tỉnh đã tập trung định hướng cho người dân phát triển chăn nuôi gà, nhất là gà lông màu theo hướng tập trung, quy mô lớn.

Khu chăn nuôi gà thương phẩm của Công ty CP Dịch vụ nông nghiệp Happy Farm.

Định hướng này được đánh dấu bằng sự kiện năm 2016, Công ty CP Nông sản Phú Gia chính thức hợp tác với 2 tập đoàn lớn của Hungary là Tập đoàn thức ăn chăn nuôi Vitafort và Tập đoàn Master Good để thực hiện dự án chuỗi liên kết chăn nuôi gà phục vụ chế biến, xuất khẩu khép kín theo công nghệ cao. Đây là chuỗi liên kết chăn nuôi đầu tiên triển khai theo công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

Dự án được triển khai thực hiện với định hướng phát triển đầu tư chăn nuôi tập trung, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, chủ động khống chế và kiểm soát dịch bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, xây dựng vùng nguyên liệu, đáp ứng đủ cho nhà máy giết mổ, chế biến gia cầm xuất khẩu Viet Avis. Đồng thời, tạo ra con giống và các sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Mục tiêu của dự án là xây dựng 21 cụm trang trại chăn nuôi gà theo chuỗi liên kết, mỗi cụm trang trại có diện tích từ 3 đến 5 ha và được xây dựng từ 4-10 chuồng, diện tích mỗi chuồng 1.400m2; công suất nuôi 26.000 con/chuồng/năm. Với công suất nuôi này sẽ đáp ứng cho công suất giết mổ của nhà máy Viet Avis là 2.500 con gia cầm/giờ.

Trong quá trình liên kết, dự án chăn nuôi này sẽ được thực hiện theo chuỗi khép kín: Công ty CP Nông sản Phú Gia nhập ngoại gà giống bố, mẹ và cung cấp nguồn giống cho các cụm trang trại chăn nuôi gà thương phẩm. Thức ăn được sản xuất tại nhà máy thức ăn chăn nuôi của Công ty CP Nông sản Phú Gia với công nghệ không chất cấm, không kháng sinh và cung ứng đến các cụm trang trại. Đủ thời gian nuôi, con nuôi sẽ được chuyển đến nhà máy giết mổ Viet Avis để giết mổ và chế biến, sản phẩm sẽ được Tập đoàn Master Good và Công ty CP Nông sản Phú Gia xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường các nước EU.

Để dự án triển khai theo kế hoạch, tháng 5-2017, UBND tỉnh đã cấp chứng nhận đầu tư dự án “Nhà máy giết mổ, chế biến gia cầm xuất khẩu Viet Avis” cho Công ty CP Nông sản Phú Gia với diện tích gần 6 ha tại xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa). Cùng với đó, được sự tạo điều kiện của ngành nông nghiệp tỉnh và UBND huyện Thọ Xuân, Công ty CP Nông sản Phú Gia cũng đã được cấp diện tích 16 ha tại xã Xuân Phú (Thọ Xuân) để xây dựng trại gà giống. Đầu năm 2018, trại gà giống bắt đầu được triển khai xây dựng, có tổng mức đầu tư 310 tỷ đồng, với quy mô khu vực trại nuôi hậu bị có công suất 80.000 con/năm, khu vực nuôi gà đẻ trứng có công suất 120.000 con/năm, trại ấp trứng có công suất 80 triệu gà con/năm. Giống được sản xuất tại đây sẽ được chuyển về nuôi tại hệ thống trang trại chăn nuôi gà thương phẩm. Tháng 8-2018, trại gà giống hoàn thành và đưa vào vận hành. Tại đây, các khu vực trại được thiết kế riêng biệt với khu vực trại gà hậu bị, trại gà bố mẹ, trại đẻ, trại ấp. Các thiết bị đều được nhập khẩu từ các nước tiên tiến và được xây dựng theo công nghệ hiện đại do Tập đoàn Master Good chuyển giao. Hiện, trại gà giống đã đưa vào nuôi 50.000 con gà giống.

Ngoài ra, những năm qua, trên địa bàn tỉnh đã phát triển nhiều mô hình liên kết nuôi gà tập trung, quy mô lớn tại các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Nga Sơn, Triệu Sơn... Điển hình như mô hình liên kết chăn nuôi gà thương phẩm của Công ty CP Dịch vụ nông nghiệp Happy Farm liên kết với các hộ dân tại các huyện Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Bá Thước, Như Xuân để nuôi gà lông màu thả vườn, quy mô tối thiểu mỗi trại đạt từ 1.000 con trở lên, tối đa là 10.000 con. Việc liên kết chăn nuôi được thực hiện theo phương thức: Công ty cung cấp con giống, thức ăn, phục vụ công tác tiêm phòng và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Hiện đã có 40 hộ dân thuộc 4 huyện đã và đang được công ty thực hiện liên kết, với tổng đàn đạt 120.000 con/năm. Với mô hình liên kết chăn nuôi gà theo hướng tập trung, quy mô lớn này, con nuôi không những sinh trưởng, phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh, do con giống bảo đảm, được tiêm vắc-xin phòng dịch đầy đủ, mà thị trường tiêu thụ ổn định, thu nhập của người chăn nuôi bảo đảm.

Theo thông tin của Phòng Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hiện tổng đàn gia cầm toàn tỉnh đạt 18,7 triệu con, trong đó có 5 triệu con gà lông màu. Việc chăn nuôi gia cầm, nhất là gà, đang được nhiều địa phương trong tỉnh chú trọng phát triển. Tuy nhiên, đa phần việc chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh vẫn là manh mún, nhỏ lẻ, nên công tác quản lý dịch bệnh hạn chế, hiệu quả kinh tế chưa cao. Thời gian qua, được định hướng của tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tích cực phối hợp với các địa phương thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng và phát triển chăn nuôi gà quy mô lớn. Động viên, tạo điều kiện cho các hộ dân đang chăn nuôi gà với số lượng lớn đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố, khép kín và thực hiện nuôi theo quy trình VietGAP, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, các địa phương đang tập trung thực hiện công tác tích tụ đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đơn vị và hộ cá thể đầu tư phát triển chăn nuôi tập trung, quy mô lớn.


Bài và ảnh: Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

1 bình luận

 Đinh Kỳ Phương - 18:14 10/02/19

 Trả lời

Tôi muốn mua gà thịt số lượng lớn thì phải làm sao

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]