(Baothanhhoa.vn) - Nhu cầu liên kết các cá thể sản xuất, kinh doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh, tương trợ nhau trong sản xuất đang ngày càng trở thành xu thế. Nhiều cơ sở sản xuất chưa đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp, cũng có thể thành lập các HTX để có đủ tư cách pháp nhân nhằm thuận lợi cho giao dịch, phát triển sản xuất, kinh doanh. Ngoài các HTX nông nghiệp có ở khắp các xã, phường, trên địa bàn tỉnh còn nhiều HTX phi nông nghiệp, HTX dịch vụ... đang trở thành động lực cho phát triển kinh tế tập thể.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát huy hiệu quả các HTX phi nông nghiệp

Nhu cầu liên kết các cá thể sản xuất, kinh doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh, tương trợ nhau trong sản xuất đang ngày càng trở thành xu thế. Nhiều cơ sở sản xuất chưa đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp, cũng có thể thành lập các HTX để có đủ tư cách pháp nhân nhằm thuận lợi cho giao dịch, phát triển sản xuất, kinh doanh. Ngoài các HTX nông nghiệp có ở khắp các xã, phường, trên địa bàn tỉnh còn nhiều HTX phi nông nghiệp, HTX dịch vụ... đang trở thành động lực cho phát triển kinh tế tập thể.

Phát huy hiệu quả các HTX phi nông nghiệp

HTX Sản xuất và Thương mại Vinaco cung ứng sản phẩm bưởi tiến vua Luận Văn (Thọ Xuân) trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Mới thành lập và đi vào hoạt động chính thức từ tháng 7-2021, nhưng HTX Sản xuất và Thương mại Vinaco ở TP Thanh Hóa đã sớm bắt nhịp được sự phát triển của thương mại hiện đại. Tiền thân là một cơ sở sản xuất đông trùng hạ thảo, với các sản phẩm đông trùng hạ thảo tươi, đông trùng hạ thảo sấy khô, rượu đông trùng hạ thảo, đã bắt đầu khẳng định được chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, chủ cơ sở là chị Nguyễn Thị Vân nhận thấy, để phát triển dịch vụ lớn mạnh, chỉ vài ba sản phẩm như vậy thì khó có thể tạo được sự đột phá. Chị đã chủ động mời gọi và liên kết được 6 chủ thể sản xuất các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh để thành lập HTX thương mại. Lấy sản xuất làm nền tảng, coi hoạt động thương mại là cơ sở tạo đột phá, HTX đã gặt hái thành công ngay sau thời điểm hoạt động. Khoảng 50 sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của các vùng miền trong tỉnh được nhập về để trưng bày, giới thiệu tại cửa hàng ở số 650 đường Nguyễn Trãi, TP Thanh Hóa. Từ măng khô của các huyện miền núi đến nước mắm của các huyện vùng biển, từ gạo nếp nương vùng cao đến những cân miến gạo, lọ tương của các huyện đồng bằng, tất cả đã được bày bán. HTX còn liên kết trồng các vùng sâm báo tập trung tại huyện Vĩnh Lộc, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông ở huyện Bá Thước nhằm chủ động nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Theo giám đốc HTX Nguyễn Thị Vân: “Nhận thấy phát triển thương mại theo hướng điện tử, tăng cường quảng bá và tìm kiếm thị trường qua internet là hướng đi phù hợp nên HTX đã đi theo hướng này”. Ban đầu, HTX tham gia giới thiệu sản phẩm tại các trang thương mại điện tử của VCCI Thanh Hóa, Liên minh HTX Thanh Hóa... Chính HTX cũng lập các trang riêng như: “Nông sản quê Thanh”, các trang facebook giới thiệu sản phẩm, đồng thời đấu mối với nhiều đơn vị cung ứng trung gian để đưa sản phẩm vươn xa. Từ việc quảng bá hiệu quả, HTX đã bán được nhiều sản phẩm nông sản của tỉnh đi TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh. Điển hình như sản phẩm miến gạo Quý Lộc, mỗi tuần có thể cung ứng từ 2 đến 3 tạ sản phẩm đi thị trường Hà Nội qua các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch tại đây. Hiện, HTX đang xúc tiến để đưa sản phẩm OCOP của tỉnh Thanh Hóa là tinh dầu quế của huyện Thường Xuân và tinh dầu sả chanh sang thị trường Nga.

Hơn 10 năm qua, khoảng 400 lao động nghèo; trong đó, có nhiều người tàn tật ở các xã Tân Phúc, Tân Thọ, Công Bình, Tân Khang (Nông Cống) và các xã Quảng Long, Quảng Yên (Quảng Xương) được tạo việc làm ổn định. Đó là kết quả hoạt động khá hiệu quả của HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ đóng trên địa bàn xã Tân Thọ. Từ một tổ học nghề, bằng sự nhanh nhẹn, sáng tạo trong cách phối hợp sản xuất, HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ đã khơi dậy được tiềm năng phát triển các nghề thủ công mỹ nghệ và sức lao động nhàn rỗi địa phương. Nhiều sản phẩm thủ công từ mây, tre, cói, như: làn, túi xách, giỏ, thảm cói... được HTX sản xuất với hàng chục mẫu mã và kích cỡ khác nhau. Để cập nhật thường xuyên và đa dạng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, đơn vị đã đào tạo đội ngũ hơn 10 kỹ thuật viên để thường xuyên nghiên cứu, đổi mới sản phẩm và tổ chức dạy nghề cho các hội viên. Với những người tham gia sản xuất trực tiếp, HTX tạo điều kiện cho hội viên nhận nguyên liệu về nhà sản xuất. Đối tượng người khuyết tật được bố trí thực hiện công việc ở những khâu đơn giản hoặc thu mua sản phẩm. Với sự năng động của bà Nguyễn Thị Thắm, chủ tịch HĐQT, giám đốc HTX, thị trường các mặt hàng sản xuất tại đây ngày càng rộng mở. Từ nhiều năm trước, những sản phẩm của HTX đã xuất khẩu đi Nhật Bản và nhiều nước châu Âu. Để đa dạng sản phẩm, ứng phó với những khó khăn do dịch COVID-19, HTX còn phát triển các dây chuyền sản xuất hàng may mặc, may túi cho các siêu thị, hệ thống cửa hàng. Các lao động địa phương tham gia vào chuỗi sản xuất của HTX được đào tạo nghề miễn phí. Trong thời gian 3 tháng học nghề, người lao động vẫn được trả công nếu sản phẩm làm ra đạt yêu cầu.

Với hướng phát triển riêng của mình, HTX dịch vụ vệ sinh môi trường Tân Sơn, ở phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa lại chọn lĩnh vực dịch vụ công ích đô thị để phát triển sản xuất, kinh doanh. Lấy rác thải để phát triển dịch vụ, hoạt động chủ yếu của HTX là quét, thu gom, vận chuyển rác thải và thu phí vệ sinh môi trường (VSMT). Năm 2010, HTX thực hiện dịch vụ VSMT trên địa bàn phường Tân Sơn, khu đô thị Đông Bắc Ga. Năm 2012, đơn vị mở rộng thêm địa bàn hoạt động đến 6 xã, phường của huyện Đông Sơn được sáp nhập vào TP Thanh Hóa. Những năm gần đây, dịch vụ thu gom rác của HTX tiếp tục được triển khai ở nhiều khu đô thị mới trên địa bàn TP Thanh Hóa; đồng thời, mở thêm dịch vụ vệ sinh công nghiệp, lau dọn vệ sinh công sở, hộ dân. Ngoài hơn 500 xe rác đẩy tay, HTX còn đầu tư mua nhiều xe ô tô chuyên dụng ép và vận chuyển rác. Bộ máy HTX gọn nhẹ, năng động đã xác định lấy chất lượng phục vụ làm tiêu chí duy trì và phát triển nên được người dân các vùng triển khai dịch vụ đánh giá cao. Trong gần 15 năm qua, HTX luôn thực hiện đúng hợp đồng kinh tế đã ký với UBND TP Thanh Hóa. Hơn 100 lao động của HTX có thu nhập ổn định, được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và nhiều quyền lợi khác, mỗi năm HTX còn đóng ngân sách Nhà nước nhiều tỷ đồng.

Thông tin từ Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa cho thấy, tính đến hết năm 2021, toàn tỉnh có hơn 400 HTX trong lĩnh vực phi nông nghiệp, gồm: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, thương mại, môi trường, tín dụng..., chiếm gần 35% HTX trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng nguồn vốn hoạt động của các HTX phi nông nghiệp khoảng 6.660 tỷ đồng, lợi nhuận đạt từ 120 triệu đồng đến hàng tỷ đồng/năm tùy từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Hầu hết các HTX lĩnh vực phi nông nghiệp đều tổ chức hoạt động phù hợp với Luật HTX năm 2012; quy mô, chất lượng và hiệu quả hoạt động từng bước được nâng lên.

Bài và ảnh: Linh Trường


Bài và ảnh: Linh Trường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]