(Baothanhhoa.vn) - Trước đây, tuyến đê biển huyện Nga Sơn chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, mỗi khi nước biển dâng, nước mặn tràn qua đê, gây ngập lụt đe dọa tài sản và tính mạng của người dân; xâm nhập mặn sâu vào đất liền gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp; nhất là hàng trăm ha nuôi trồng thủy sản ven biển của các xã Nga Tân và Nga Thủy.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát huy hiệu quả các công trình đê biển

Trước đây, tuyến đê biển huyện Nga Sơn chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, mỗi khi nước biển dâng, nước mặn tràn qua đê, gây ngập lụt đe dọa tài sản và tính mạng của người dân; xâm nhập mặn sâu vào đất liền gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp; nhất là hàng trăm ha nuôi trồng thủy sản ven biển của các xã Nga Tân và Nga Thủy.

Phát huy hiệu quả các công trình đê biểnTuyến đê sông Lý, đoạn qua xã Quảng Thạch (Quảng Xương). Ảnh: Châu Giang

Trước thực trạng trên, năm 2015 tuyến đê được đầu tư xây dựng kiên cố hóa và đưa vào sử dụng, tạo thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp và phòng, chống triều cường, đem lại sự yên tâm cho người dân các xã ven biển. Toàn huyện Nga Sơn có 12,4km đê biển thuộc 5 xã ven biển được sự quan tâm đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách Trung ương, nhiều tuyến đê từng bước được đầu tư nâng cấp, kiên cố hóa, đáp ứng yêu cầu phòng, chống bão lụt, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống Nhân dân. Để phát huy hiệu quả đầu tư, huyện Nga Sơn cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường quản lý đê, không để xảy ra các hoạt động xâm hại công trình, phá vỡ hành lang an toàn đê điều. Tuy nhiên, tại xã Nga Thủy còn đoạn đê biển dài hơn 2km do thiếu vốn nên thi công dở dang từ nhiều năm qua, rất cần được sự hỗ trợ đầu tư của tỉnh và Trung ương để hoàn thành công trình.

Tuyến đê, kè biển huyện Hậu Lộc là tuyến đê cấp III, được thiết kế đảm bảo chống được bão cấp 9 với mức triều trung bình tần suất 5%, có nhiệm vụ bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân 5 xã ven biển Đa Lộc, Hưng Lộc, Minh Lộc, Ngư Lộc và Hải Lộc. Tuyến đê được tu bổ, nâng cấp từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư theo chương trình củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển. Công trình hoàn thành năm 2007, từ đó đến nay hoạt động ổn định, phát huy hiệu quả đầu tư. Đây là công trình mang lại hiệu quả cao trong phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vùng ven biển huyện Hậu Lộc, góp phần nâng cao khả năng ngăn triều cường, phòng, chống lụt bão, bảo vệ sản xuất và đời sống người dân trong vùng. Đồng thời, tạo tuyến giao thông phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế và giữ vững an ninh - quốc phòng trong khu vực vùng ven biển.

Thực hiện chương trình kiên cố hóa hệ thống đê biển, từ năm 2006 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã triển khai xây dựng, hoàn thành đưa vào sử dụng 43km đê biển. Các tuyến đê biển hoàn thành đưa vào sử dụng, như: Đê biển Hậu Lộc; đoạn đê thuộc các huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Nga Sơn và thị xã Nghi Sơn, TP Sầm Sơn, có khả năng chống được bão, gió cấp 9, cấp 10. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh đang triển khai thực hiện các dự án xử lý sạt lở bờ biển Sầm Sơn; kè chống sạt lở bờ biển khu vực xã Quảng Nham (Quảng Xương); kè chống sạt lở và nạo vét tiêu thoát lũ Khu Kinh tế Nghi Sơn... Tuy nhiên, trong thời gian qua do ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, làm cho mực nước, chiều cao sóng trước công trình tăng thêm so với thiết kế, có nguy cơ gây mất ổn định công trình.

Để bảo vệ an toàn cho hệ thống đê biển, hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương ven biển kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê biển, cống dưới đê trước mùa mưa bão. Như kiểm tra từng cao trình, mặt cắt ngang, nền, thân, hành lang bảo vệ đê và cây chắn sóng. Đồng thời, kiểm tra khu vực hành lang bảo vệ đê biển, hành lang thoát lũ cửa sông, cửa biển, phạm vi bảo vệ kè, cống...

Lê Trung



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]