(Baothanhhoa.vn) - Năm 2022 tổng kế hoạch vốn đầu tư công của Thanh Hóa là hơn 10.630 tỷ đồng, giao cho 83 chủ đầu tư. Đến ngày 10-5 toàn tỉnh đã giải ngân được 3.372 tỷ đồng, bằng 32% kế hoạch. Trong khi nhiều chủ đầu tư chủ động phối hợp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công công trình, thì vẫn còn những chủ đầu tư trì trệ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phải giải ngân hết vốn đầu tư công

Năm 2022 tổng kế hoạch vốn đầu tư công của Thanh Hóa là hơn 10.630 tỷ đồng, giao cho 83 chủ đầu tư. Đến ngày 10-5 toàn tỉnh đã giải ngân được 3.372 tỷ đồng, bằng 32% kế hoạch. Trong khi nhiều chủ đầu tư chủ động phối hợp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công công trình, thì vẫn còn những chủ đầu tư trì trệ.

Phải giải ngân hết vốn đầu tư công

Ảnh minh họa.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, hiện có 10 chủ đầu tư giải ngân mới đạt từ 10% đến dưới 30% và 8 chủ đầu tư giải ngân đạt dưới 10% kế hoạch. Đáng lo ngại là vẫn còn tới 14 chủ đầu tư chưa giải ngân kế hoạch vốn năm 2022.

Vốn đầu tư công được xem là nguồn “vốn mồi” để thu hút các nguồn vốn khác tham gia vào đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn hiện nay Chính phủ xác định đầu tư công sẽ phải tiếp tục đóng vai chủ chốt, dẫn dắt tăng trưởng nguồn vốn đầu tư xã hội và là “cú hích” cho phục hồi kinh tế đất nước cũng như từng ngành, từng địa phương.

Trong 2 năm vừa qua Thanh Hóa luôn xếp trong tốp đầu cả nước về giải ngân vốn đầu tư công. Tuy nhiên, không thể nhìn vào những kết quả đã đạt được để bằng lòng, mà phải tiếp tục nỗ lực, phát huy, duy trì mạch công việc. Thời gian còn lại của năm 2022 chỉ 7 tháng, trong đó nhiều tháng thời tiết nắng nóng, mưa dầm, bão gió không thuận lợi cho việc giải phóng mặt bằng và thi công công trình. Nếu không chủ động triển khai sớm sẽ rất khó để về đích.

Tại hội nghị trực tuyến với các huyện, thị xã, thành phố nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công năm 2022 trên địa bàn tỉnh, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn đã yêu cầu các chủ đầu tư, các sở, ngành liên quan, các địa phương rà soát lại từng dự án để thấy những điểm nghẽn cụ thể, từ đó đề ra giải pháp tháo gỡ phù hợp. Trong đó chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, người đứng đầu các sở, ngành, đơn vị liên quan của tỉnh phải nâng cao tinh thần, trách nhiệm, sáng tạo trong chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ dự án cũng như giải ngân vốn; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai. Không lấy bất cứ lý do khó khăn, vướng mắc nào để giải thích cho việc chậm tiến độ. Mục tiêu đến hết tháng 8-2022 giải ngân đạt 60% và phấn đấu hết năm 2022 toàn tỉnh giải ngân hết vốn đầu tư công được giao theo kế hoạch.

Người đứng đầu UBND tỉnh cho biết tỉnh coi chất lượng, tiến độ thực hiện đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng bởi các dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng tiến độ sẽ có tác dụng thúc đẩy tốc độ tăng trưởng, phát triển nhiều mặt kinh tế - xã hội của tỉnh. Bởi vậy, các chủ đầu tư không thể chủ quan, lơ là, không bằng lòng với thành tích chung của tỉnh đã đạt được, dẫn đến việc “ngủ quên”.

Tuệ Minh


Tuệ Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]