(Baothanhhoa.vn) - Tận dụng tiềm năng, lợi thế về diện tích mặt nước lòng hồ các nhà máy thủy điện như Cửa Đạt, Xuân Minh, Bái Thượng, những năm gần đây huyện Thường Xuân đã khuyến khích, hỗ trợ người dân xây dựng, phát triển nghề nuôi cá lồng, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nuôi cá lồng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả ở Thường Xuân

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về diện tích mặt nước lòng hồ các nhà máy thủy điện như Cửa Đạt, Xuân Minh, Bái Thượng, những năm gần đây huyện Thường Xuân đã khuyến khích, hỗ trợ người dân xây dựng, phát triển nghề nuôi cá lồng, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nuôi cá lồng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả ở Thường XuânNuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Cửa Đạt.

Đến thăm khu vực nuôi cá lồng bè của gia đình ông Trịnh Xuân Châu, thành viên của HTX nuôi trồng thủy sản Cửa Đạt, ông cho biết: Gia đình tôi hiện có 10 lồng cá đảm bảo tiêu chuẩn, với tổng diện tích nuôi trồng 360m2, trong đó có 3 lồng cá được huyện hỗ trợ 10 triệu đồng, đồng thời được tập huấn kỹ thuật quây lồng, kỹ thuật chăm sóc cá. Hiện tại gia đình tôi đang nuôi một số loài cá như lăng đen, trắm đen, trắm cỏ, chép theo quy trình VietGAP. Ông Châu ước tính năm 2020, gia đình ông xuất bán 20 tấn cá, giá trị đạt trên 1 tỷ đồng. Dự tính trong năm 2021, gia đình sẽ tiếp tục mở rộng quy mô lồng nuôi.

Ông Trịnh Xuân Trường, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thường Xuân, cho biết: Nghề nuôi cá lồng được người dân trên địa bàn huyện phát triển từ lâu, song do chưa áp dụng khoa học - kỹ thuật vào quá trình sản xuất, thị trường tiêu thụ không ổn định nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Để giúp người dân phát triển nghề nuôi cá lồng, năm 2018 UBND huyện Thường Xuân đã xây dựng Đề án “Hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, giai đoạn 2019-2021”. Trong đó, chú trọng hỗ trợ phát triển nghề nuôi cá lồng theo hướng an toàn sinh học tại vùng lòng hồ thủy lợi, thủy điện. Theo đó, mỗi hộ gia đình tham gia nuôi cá lồng sẽ được huyện hỗ trợ 10 triệu đồng/lồng cá, nhưng phải đạt kích cỡ và kỹ thuật theo tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo thành lập các HTX để thuận lợi trong việc ký kết các hợp đồng nuôi trồng, bao tiêu sản phẩm. Tính đến tháng 11-2020, trên địa bàn huyện đã có 4 doanh nghiệp, HTX nuôi cá lồng, thu hút 65 thành viên, hộ gia đình tham gia nuôi cá trên lòng hồ thủy lợi, thủy điện, với số lượng 189 lồng cá thả nuôi chủ yếu là trắm đen, trắm cỏ, chép, rô phi, diêu hồng và một số loài đặc sản khác, như cá vược, cá chiên, cá lăng. Hiện có 120 lồng cá đủ tiêu chuẩn kỹ thuật được huyện hỗ trợ 10 triệu đồng/lồng. Cùng hỗ trợ về vốn, các phòng, ban có liên quan của huyện đã tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật nuôi cá theo hướng VietGAP. Nhờ được hỗ trợ vốn, kỹ thuật nên hiện nay hầu hết các hộ dân nuôi cá lồng bằng phương pháp quây lưới, thay vì đóng lồng nuôi theo cách truyền thống bằng tre, luồng như trước kia đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Dự kiến, năm 2020 sản lượng nuôi cá lồng trên địa bàn huyện Thường Xuân ước đạt 320 tấn cá các loại, cho giá trị trên 16 tỷ đồng.

Thời gian tới, huyện Thường Xuân tiếp tục khuyến khích các hộ gia đình, HTX mở rộng diện tích nuôi cá lồng lòng hồ thủy điện. Trong đó, chú trọng nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa với nuôi truyền thống; tiếp tục có chính sách kích cầu để bà con có vốn đầu tư nuôi cá lồng. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục đấu mối với các cấp, các ngành, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh bao tiêu sản phẩm thủy sản cho người dân...

Bài và ảnh: Khắc Công



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]