(Baothanhhoa.vn) - Tác động của dịch bệnh COVID-19 trong những tháng đầu năm đã khiến công tác phát triển doanh nghiệp (DN) tại Thanh Hóa gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành và nhiều giải pháp, chính sách khuyến khích ở các địa phương, số lượng DN thành lập mới vẫn tăng so với cùng kỳ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực thực hiện các mục tiêu thành lập doanh nghiệp mới

Nỗ lực thực hiện các mục tiêu thành lập doanh nghiệp mới

Sản xuất rau hữu cơ tại Công ty CP Thủy Canh Phố, huyện Đông Sơn.

Tác động của dịch bệnh COVID-19 trong những tháng đầu năm đã khiến công tác phát triển doanh nghiệp (DN) tại Thanh Hóa gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành và nhiều giải pháp, chính sách khuyến khích ở các địa phương, số lượng DN thành lập mới vẫn tăng so với cùng kỳ.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, 7 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh có 1.515 DN được thành lập mới, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ và thứ 7 cả nước; tổng số vốn điều lệ đăng ký đạt 15.782 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ; vốn đăng ký bình quân đạt 10,4 tỷ đồng/DN, tăng 22,3%. Trong 17 ngành nghề đăng ký kinh doanh, có 5 lĩnh vực ngành nghề có DN đăng ký thành lập tăng, như: Thông tin, truyền thông tăng 75%; kinh doanh bất động sản tăng 79,41%; khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo tăng 23,33%; vận tải kho bãi tăng 20,45%; xây dựng tăng 10,6%.

Thực tế cho thấy, công tác cải cách hành chính, ứng dụng chính quyền điện tử trong lĩnh vực thành lập DN đã bắt đầu phát huy hiệu quả ngay trong những tháng đầu năm, khi tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp. Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và dịch vụ công trực tuyến, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành công văn, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, phổ biến nhằm khuyến khích người dân, DN sử dụng các dịch vụ công trực tuyến khi đăng ký DN, hộ kinh doanh và HTX. Qua đó, đã góp phần rút ngắn thời gian, giải quyết khó khăn cho người dân, DN khi thực hiện thủ tục hành chính. 6 tháng đầu năm, đã có 53,84% hồ sơ thành lập DN mới được tiếp nhận, giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, tăng 13,78% so với cùng kỳ và đứng thứ 18 của cả nước.

Cùng với việc đơn giản thủ tục cấp phép cho DN gia nhập thị trường của cơ quan quản lý DN, một số địa phương đã căn cứ vào lợi thế vốn có để có định hướng khuyến khích, thu hút thành lập các DN mới vào địa bàn nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Do đó, mặc dù vừa bước qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nhưng 7 tháng đầu năm, 10 địa phương có tỷ lệ DN thành lập mới cao hơn cùng kỳ.

Năm 2020, huyện Triệu Sơn xây dựng kế hoạch thành lập mới 80 DN. Để thực hiện được mục tiêu này, địa phương đã căn cứ lợi thế trong phát triển các ngành nghề, như: May mặc, giày da, sản xuất vật liệu xây dựng... để đẩy mạnh thu hút các DN vào địa bàn. Đối với các hộ kinh doanh, chủ trang trại có đủ điều kiện thành lập DN, HTX, địa phương đã tăng cường tuyên truyền về chính sách khuyến khích phát triển DN của Nhà nước, tư vấn về quy định, thủ tục kê khai thuế, việc chấp hành các quy định trong hoạt động để phát triển bền vững. Bên cạnh đó, ngoài các cơ chế, chính sách của Chính phủ, UBND tỉnh hỗ trợ phát triển DN, nhằm tạo chuyển biến trong nhận thức, chỉ đạo thực hiện và tạo động lực khuyến khích tinh thần phát triển DN, huyện đã giao phòng tài chính - kế hoạch chủ trì, hướng dẫn các hộ sản xuất, kinh doanh hoàn thành các thủ tục hồ sơ, giấy tờ theo quy định về đăng ký thành lập DN. Huyện cũng ban hành cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích các DN mới thành lập với mức hỗ trợ từ ngân sách huyện là 2,5 triệu đồng/DN. Bên cạnh đó, tổng hợp và đấu mối với các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh để giúp DN thực hiện các thủ tục nhanh chóng, thuận lợi nhất. Triệu Sơn cũng là một trong số ít địa phương duy trì định kỳ 1 quý 1 lần chủ tịch UBND huyện tiếp DN để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh. 7 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn huyện thành lập được 50 DN mới, đạt 62,5% kế hoạch năm và tăng 51,5% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu phát triển DN ở nhiều địa phương vẫn còn một số khó khăn do tâm lý e ngại chưa muốn chuyển đổi thành lập DN của nhiều hộ kinh doanh; ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 khiến hoạt động sản xuất của DN đình trệ. Trước thực tế này, các địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể để có thể hoàn thành mục tiêu phát triển DN đã đề ra.

Năm 2020, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu thành lập mới 3.000 DN. Để thực hiện mục tiêu này, hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì phối hợp với các ngành, đơn vị chuẩn bị các điều kiện khẩn trương triển khai các khóa đào tạo khởi sự DN và bồi dưỡng doanh nhân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ công tác phát triển DN tại những địa phương khó khăn, qua đó kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, quyết tâm hoàn thành mục tiêu thành lập mới DN trên địa bàn.

Tùng Lâm


Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]