(Baothanhhoa.vn) - Năm 2019, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn bước vào giai đoạn sản xuất ổn định. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng của một số sản phẩm công nghiệp truyền thống như may mặc, giầy da đã khiến “bức tranh” sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tiếp tục khởi sắc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực hoàn thành kế hoạch sản xuất công nghiệp

Nỗ lực hoàn thành kế hoạch sản xuất công nghiệp

Tàu cập cảng Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Ảnh: Minh Hằng

Năm 2019, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn bước vào giai đoạn sản xuất ổn định. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng của một số sản phẩm công nghiệp truyền thống như may mặc, giầy da đã khiến “bức tranh” sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tiếp tục khởi sắc.

Theo thống kê của Sở Công Thương, 9 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt 92.823 tỷ đồng, bằng 71,9% kế hoạch và tăng 45,3% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, từ phân tích tình hình thực tế cho thấy, việc hoàn thành kế hoạch sản xuất công nghiệp năm nay đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Nguyên nhân là do tăng trưởng công nghiệp của tỉnh hiện chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các sản phẩm của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Trong khi đó, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực truyền thống gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ và sự cạnh tranh của yếu tố công nghệ, như: Ô tô tải, xi măng, gạch lát nền... Điển hình như tại Nhà máy ô tô VEAM Bỉm Sơn, 3 năm trở lại đây, do sự cạnh tranh khốc liệt về thị trường tiêu thụ và việc đáp ứng tiêu chuẩn khí thải EURO 4, đơn vị liên tục gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Theo kế hoạch sản xuất năm 2019, đơn vị sẽ sản xuất 1.500 xe ô tô tải. Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm, nhà máy mới sản xuất được 969 xe ô tô, đạt 64,6% kế hoạch và dự ước, sản lượng sản xuất cả năm 2019 chỉ đạt 1.130 xe.

Bên cạnh đó, một số dự án công nghiệp được kỳ vọng đưa vào vận hành vào cuối năm bị chậm tiến độ so với kế hoạch. Theo thống kê của Sở Công Thương, hiện trên địa bàn tỉnh có 20 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp đang được triển khai xây dựng, trong đó có một số dự án lớn, như: Nhà máy Xi măng Đại Dương (vốn đầu tư 4.247 tỷ đồng), Nhà máy giầy Định Liên (vốn đầu tư 457,5 tỷ đồng), Nhà máy giầy Kim Việt (vốn đầu tư 450 tỷ đồng), Nhà máy Điện mặt trời Ngọc Lặc (vốn đầu tư 2.681 tỷ đồng); Nhà máy Chế biến gỗ Kim Liên, Ngọc Lặc (vốn đầu tư 89 tỷ đồng)... Tuy nhiên, một số dự án vẫn đang gặp khó khăn, vướng mắc và khó hoàn thành đúng kế hoạch đề ra như: Dự án Nhà máy Thủy điện Hồi Xuân, Dự án Nhà máy Điện mặt trời Ngọc Lặc... Đại diện Công ty CP Đầu tư thương mại và Du lịch Hoàng Sơn (chủ đầu tư dự án điện mặt trời Ngọc Lặc), chia sẻ: Dự án Nhà máy Điện mặt trời Ngọc Lặc được xây dựng trên diện tích 161 ha. Giai đoạn 1 của dự án sẽ được triển khai xây dựng trên diện tích 9,4 ha. Theo tiến độ đã được phê duyệt, Nhà máy Điện mặt trời Ngọc Lặc sẽ hoàn thành và đi vào vận hành phát điện trong quý IV năm nay. Tuy nhiên, dự án đang gặp vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng do nhiều hộ dân vẫn chưa thống nhất với diện tích, ranh giới và đơn giá bồi thường.

Với mục tiêu hoàn thành giá trị sản xuất công nghiệp cả năm đạt 129.000 tỷ đồng, hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Công Thương và các sở, ngành có liên quan của tỉnh tích cực bám sát tình hình sản xuất của các nhóm sản phẩm để có kế hoạch chỉ đạo sát sao, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh. Theo đó, với nhóm các doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ khá ổn định như bia, may mặc, giầy da, cần tăng công suất, sản lượng tối đa; đồng thời, quan tâm đến đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất và khâu phân phối, phát triển thị trường. Theo quy luật, một số mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất cuối năm, như: Phân bón, xi măng, vật liệu xây dựng... đều có xu hướng tăng trưởng cao, sẽ bù đắp sản lượng thiếu hụt của một số sản phẩm công nghiệp bị thiếu hụt. Tập trung tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy đưa các dự án công nghiệp may mặc, giầy da đang thi công vào sản xuất, bù đắp sản lượng thiếu hụt cho các ngành gặp khó khăn. Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh làm việc với Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn để có những giải pháp bù đắp phần thâm hụt của các sản phẩm lọc hóa dầu. Bên cạnh đó, sẽ tích cực bám sát các nhóm dự án đang triển khai đầu tư, chủ động nắm bắt, đề xuất tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa các dự án vào vận hành theo đúng kế hoạch. Tăng cường kêu gọi xúc tiến đầu tư, trong đó quan tâm đến thu hút đầu tư công nghiệp công nghệ cao. Tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi thế do các hiệp định thương mại mang lại để đẩy mạnh xuất khẩu. Thường xuyên rà soát để có chỉ đạo kịp thời đối với xuất khẩu các mặt hàng chủ lực. Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, kết nối cung - cầu, mở rộng thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường trong nước. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và chủ trương “Người Thanh Hóa ưu tiên dùng hàng Thanh Hóa”.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]