(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi; trong đó, có một số loại dịch bệnh đã gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi, ảnh hưởng đến tình hình phát triển chăn nuôi của tỉnh, như: Bệnh dịch tả lợn châu Phi, bệnh dịch cúm gia cầm H5N6. Vì vậy, công tác phòng, chống dịch bệnh luôn được xem là nhiệm vụ hàng đầu trong chăn nuôi. Việc phòng, chống dịch bệnh hiệu quả sẽ giảm thiểu tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển. Do đó, để công tác phòng, chống dịch bệnh phát huy hiệu quả, hệ thống thú y từ tỉnh đến cơ sở đang nỗ lực thực hiện tốt việc giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi; trong đó, có một số loại dịch bệnh đã gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi, ảnh hưởng đến tình hình phát triển chăn nuôi của tỉnh, như: Bệnh dịch tả lợn châu Phi, bệnh dịch cúm gia cầm H5N6. Vì vậy, công tác phòng, chống dịch bệnh luôn được xem là nhiệm vụ hàng đầu trong chăn nuôi. Việc phòng, chống dịch bệnh hiệu quả sẽ giảm thiểu tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển. Do đó, để công tác phòng, chống dịch bệnh phát huy hiệu quả, hệ thống thú y từ tỉnh đến cơ sở đang nỗ lực thực hiện tốt việc giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Nỗ lực giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôiCán bộ thú y lấy mẫu bệnh phẩm trên đàn gia cầm tại xã Quảng Trường (Quảng Xương).

Để tăng cường công tác giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi, trước hết, các đơn vị thú y từ tỉnh đến cơ sở đã xây dựng các văn bản, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giám sát dịch bệnh. Hệ thống giám sát được củng cố từ tỉnh đến huyện, cơ sở, từ đó tổ chức kiểm tra, giám sát dịch bệnh đến thôn, bản, hộ chăn nuôi, nhằm phát hiện kịp thời dịch bệnh từ các cơ sở chăn nuôi, thu gom động vật. Thường xuyên lấy mẫu để giám sát, thông báo kịp thời và áp dụng ngay các biện pháp phòng, chống dịch, không để lây lan ra diện rộng. Lấy mẫu kiểm tra định kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến động vật và các sản phẩm từ động vật, các chợ buôn bán sản phẩm động vật. Bên cạnh đó, bảo đảm trang bị phòng hộ an toàn cho người tiếp xúc, làm việc trong khu vực nghi bị dịch và những người tham gia phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Từ năm 2016 đến nay, hệ thống giám sát dịch bệnh trên động vật đã lấy 13.618 mẫu vật phẩm để thực hiện giám sát chủ động đối với các đối tượng vật nuôi. Trong đó, lấy 1.600 mẫu huyết thanh lợn, 600 mẫu huyết thanh trâu, bò, 2.500 mẫu huyết thanh gia cầm, 800 mẫu dịch hầu họng gia cầm, 1.500 mẫu ổ dịch nhớp gia cầm để đánh giá hiệu quả kháng thể sau tiêm phòng. Ngoài lấy mẫu vật phẩm trên đàn gia súc, gia cầm, đơn vị thú y còn tiến hành lấy 5.618 mẫu thủy sản để thực hiện giám sát dịch bệnh, trong đó, lấy 2.360 mẫu tôm và 3.258 mẫu nước thuộc các vùng nuôi tôm để xét nghiệm bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp và các chỉ tiêu môi trường để cảnh báo sớm dịch bệnh cho người nuôi trồng và các cấp chính quyền địa phương.

Cùng với việc thực hiện giám sát chủ động, các đơn vị chuyên ngành còn tăng cường thực hiện giám sát dịch bệnh bị động. Theo đó, đã thực hiện lấy 1.354 mẫu bệnh phẩm; trong đó, lấy 1.172 mẫu bệnh phẩm trên đàn gia súc, gia cầm, gồm: 152 mẫu bệnh phẩm lở mồm, long móng, 72 mẫu cúm gia cầm, 948 mẫu bệnh phẩm dịch tả lợn châu Phi, 182 mẫu của động vật thủy sản, 150 mẫu ngao và 375 mẫu tôm.

Theo đánh giá của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, việc tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi đã giúp phát hiện sớm các ổ dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm tại các địa phương. Thông qua đó, việc giám sát, điều tra dịch tễ học đã phát huy hiệu quả, mô tả được đầy đủ phân bố bệnh, mức độ lưu hành của dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, việc phát hiện, báo cáo, lấy mẫu xét nghiệm, chẩn đoán chính xác, kịp thời. Điều này đã và đang góp phần triển khai tốt công tác phòng, chống dịch, giảm thiểu thiệt hại dịch bệnh cho người dân cũng như ngân sách Nhà nước, phù hợp với mục tiêu khống chế bệnh đối với từng vùng, từng loài động vật trên địa bàn toàn tỉnh.

Bài và ảnh: Tiến Xuân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]