(Baothanhhoa.vn) - Bàn giao hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn (LĐHANT) về cho ngành điện quản lý là chủ trương lớn của Chính phủ nhằm chuyển giao việc quản lý kinh doanh từ các đơn vị yếu kém sang đơn vị có năng lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu cung cấp điện, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Với sự nỗ lực của các cấp, ngành, việc bàn giao LĐHANT trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã cơ bản đáp ứng yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên, trong quá trình bàn giao cũng như sau khi tiếp nhận đã phát sinh nhiều vướng mắc cần được giải quyết.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều vướng mắc trong công tác bàn giao hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn

Nhiều vướng mắc trong công tác bàn giao hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn

Công nhân Điện lực Tĩnh Gia bảo dưỡng đường dây hạ áp.

Bàn giao hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn (LĐHANT) về cho ngành điện quản lý là chủ trương lớn của Chính phủ nhằm chuyển giao việc quản lý kinh doanh từ các đơn vị yếu kém sang đơn vị có năng lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu cung cấp điện, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Với sự nỗ lực của các cấp, ngành, việc bàn giao LĐHANT trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã cơ bản đáp ứng yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên, trong quá trình bàn giao cũng như sau khi tiếp nhận đã phát sinh nhiều vướng mắc cần được giải quyết.

Huyện Như Thanh là huyện đầu tiên trong tỉnh hoàn thành việc bàn giao LĐHANT. Sau khi tiếp nhận bàn giao, huyện Như Thanh đã được ngành điện đầu tư thêm 24 trạm biến áp, 16 km đường dây trung thế, 45 km đường dây hạ thế với tổng số vốn đầu tư hơn 80 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện: Thay thế dây dẫn, cột, xà các tuyến xung yếu, công-tơ đo đếm để bảo đảm cho việc cấp điện nhằm phục vụ nhu cầu của nhân dân địa phương ngày càng tốt hơn. Sau khi bàn giao LĐHANT, ngoài việc chất lượng điện tốt hơn, an toàn hơn thì điều làm người dân Như Thanh phấn khởi đó là họ đã được hưởng giá điện minh bạch với cách tính theo đúng quy định của Nhà nước.

Thực hiện chủ trương bàn giao LĐHANT, từ năm 2008 đến hết năm 2018 Công ty Điện lực Thanh Hóa đã tiếp nhận, quản lý 398 xã/573 xã. Nhìn chung, việc giao nhận LĐHANT trên địa bàn tỉnh diễn ra khá thuận lợi và đáp ứng được mục tiêu đề ra. Hầu hết các địa phương sau khi được ngành điện tiếp nhận lưới điện hạ áp, nhờ được bố trí nguồn lực đầu tư nâng cấp, cải tạo, sửa chữa kịp thời, quản lý, vận hành tốt nên chất lượng điện đã được cải thiện, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh. Người dân nông thôn được trực tiếp mua điện với giá của Chính phủ quy định; giảm được các khoản chi phí hàng năm, đồng thời giảm thiểu tình trạng tai nạn điện trong dân do hệ thống lưới điện được đầu tư cải tạo, nâng cấp bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Tuy nhiên, trong quá trình bàn giao cũng như sau khi tiếp nhận cũng đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc, cụ thể: Bên bàn giao và bên tiếp nhận chưa thống nhất được giá trị còn lại của tài sản, thủ tục giao nhận cần nhiều hồ sơ, chứng từ chứng minh nguồn gốc, giá trị của tài sản. Theo các văn bản hướng dẫn, khi bàn giao phải có đầy đủ hồ sơ tài sản, trong khi nhiều HTX đã huy động vốn dân góp để đầu tư lưới điện trung, hạ áp song đã không lập hồ sơ quyết toán hoặc hồ sơ không đầy đủ nên ngành điện không có căn cứ để thanh toán cho những tài sản được bàn giao, từ đó dẫn đến bên giao và bên nhận không thống nhất được giá trị tài sản khi bàn giao. Đối với Dự án REII, thời hạn cho vay 20 năm, trong đó ân hạn là 5 năm, thời gian trả nợ gốc là 15 năm. Tuy nhiên, khi tính giá trị còn lại để bàn giao sang cho ngành điện thì tính theo quy định về khấu hao tài sản theo quy định được tính 10 năm và tính khấu hao từ thời điểm bàn giao công trình. Do đó, có những công trình chưa đến hoặc mới bắt đầu đến kỳ trả nợ khi bàn giao cho ngành điện đã khấu hao từ 30 - 50% giá trị công trình, bởi vậy đã phát sinh khoản chênh lệch khá lớn giữa dư nợ vay Ngân hàng Thế giới và giá trị còn lại sau bàn giao. Ngoài ra công tác phối hợp giữa bên giao và bên nhận chưa chặt chẽ, sự chỉ đạo đối với công tác bàn giao LĐHANT ở một số địa phương chưa quyết liệt dẫn tới công tác bàn giao chưa dứt điểm. Trình độ của một số cán bộ HTX hạn chế đã gây không ít khó khăn trong việc đẩy nhanh tiến độ bàn giao do bên nhận và hội đồng định giá tài sản mất nhiều thời gian hướng dẫn hoàn thiện và kiểm soát hồ sơ. Sau khi bàn giao dịch vụ điện thì các đơn vị này hoạt động rất khó khăn và đứng trước nguy cơ phải giải thể vì kinh doanh dịch vụ điện là nguồn thu chủ yếu của HTX có thể bù đắp cho các dịch vụ công ích khác.

Để công tác bàn giao LĐHANT sớm hoàn thành và đạt hiệu quả cao, trong thời gian tới rất cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cấp, ngành, đơn vị liên quan. Cụ thể, đối với các xã thuộc Dự án REII và các xã ngoài Dự án REII hoạt động kém hiệu quả, chính quyền các địa phương cần phối hợp với Hội đồng định giá của tỉnh, Công ty Điện lực để chỉ đạo bàn giao dứt điểm; đồng thời giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình bàn giao cũng như việc định giá tài sản; có biện pháp xử lý kịp thời đối với các đơn vị cố tình gây khó khăn, không hợp tác, cản trở công tác bàn giao.

Bài và ảnh: Minh Hà


Bài Và Ảnh: Minh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]