(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, các sở, ngành, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm nên công tác quản lý, thu gom chất thải rắn (CTR), nhất là rác thải sinh hoạt đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều chuyển biến trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Nhiều chuyển biến trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Hệ thống xử lý, phân loại rác hiện đại của Công ty CP Môi trường Lam Sơn mang lại hiệu quả cao trong xử lý, tái chế nguồn rác thải sinh hoạt.

Thời gian qua, các sở, ngành, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm nên công tác quản lý, thu gom chất thải rắn (CTR), nhất là rác thải sinh hoạt đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Trong đó, một tín hiệu đáng mừng là sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức, ý thức của người dân, từ đó, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, thay đổi diện mạo nông thôn.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xử lý tái chế rác thải, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tháng 1-2019, Công ty CP Vệ sinh môi trường Lam Sơn đã nghiên cứu thành công công nghệ tái sử dụng rác thải và đưa vào thực nghiệm tại thị trấn Thường Xuân. Với công nghệ bán tự động bằng máy móc, băng tải, mỗi ngày, dây chuyền này có thể xử lý 50 tấn rác thải sinh hoạt. Trung bình 1 tấn rác sau phân loại thu được 200 - 300 kg mùn hữu cơ; 100 - 150 kg nilon, nhựa; 100 - 150 kg rác hữu cơ không thể tái chế phải đốt; 100 - 150 kg rác thải vô cơ làm vật liệu san lấp hoặc đốt... Do làm tốt việc phân loại nên rác thải được xử lý triệt để, giảm thiểu tác hại đến môi trường. Sản phẩm thu hồi có giá trị kinh tế cao, như: nilon, nhựa thu hồi có thể bán ngay với giá 1 - 1,5 triệu đồng/tấn, mùn hữu cơ với giá 200.000 - 300.000 đồng/tấn. Lượng mùn hữu cơ trở thành nguồn nguyên liệu để nuôi giun quế, tạo phân bón cho cây trồng...

Ông Nguyễn Duy Bình, giám đốc công ty, cho biết: Dây chuyền xử lý rác gồm 3 công đoạn chính: Xé bao rác trong các túi PP hoặc PE, ủ trộn rác bằng chế phẩm vi sinh trong 40-45 ngày và phân loại rác bằng hệ thống máy độc quyền của công ty. Rác sau ủ được đưa lên sàng phân loại qua băng tải và được tách thành 3 loại: Mùn hữu cơ; rác thải vô cơ (gạch, đá, thủy tinh...); nilon, nhựa và rác hữu cơ không thể tái chế. Nilon, nhựa và rác hữu cơ không thể tái chế được đưa qua hệ thống quạt thổi, hút để tách riêng nilon và nhựa đưa đi tái chế, rác hữu cơ không thể tái chế đưa vào lò đốt. Nhờ đó, lượng rác phải đốt giảm còn khoảng 30%. Qua thời gian đưa vào sử dụng, công nghệ xử lý CTR sinh hoạt của công ty đã mang lại những kết quả rất tích cực, như: Trong quá trình xử lý không phát sinh mùi hôi, không xuất hiện nước rỉ rác, không ruồi muỗi, khối lượng rác thải phải đốt hoặc chôn lấp giảm đáng kể và tái tạo rác thành nguồn nguyên liệu phục vụ trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất nhựa...

Theo thống kê từ Sở Tài nguyên và Môi trường, trên địa bàn toàn tỉnh mỗi ngày phát sinh khoảng 2.174 tấn rác sinh hoạt. Nhờ việc quản lý, chỉ đạo của các sở, ngành, địa phương nên nhìn chung công tác quản lý, xử lý CTR trên địa bàn tỉnh đã có bước chuyển rõ nét cả trong số lượng khu, lò xử lý rác và nhận thức của người dân. Hiện nay, toàn tỉnh có 42 khu xử lý CTR đang hoạt động (gồm 26 lò đốt và 16 khu chôn lấp), tại các huyện: Như Thanh, Quảng Xương, Yên Định, Nông Cống và Khu Kinh tế Nghi Sơn... Ngoài ra, việc thu gom, phân loại, xử lý CTR đã được hình thành theo hệ thống, bước đầu giải quyết một phần tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt gây ra. Tính đến hết năm 2020, khối lượng CTR sinh hoạt được thu gom, xử lý là 1.845,4 tấn/ngày, đạt 85%. Trong đó, tại khu vực đô thị, tỷ lệ thu gom, xử lý CTR sinh hoạt đạt 91%; tại nông thôn đạt 77,6%, vượt so với kế hoạch.

Bà Nguyễn Thị Minh Huệ, Chi cục Phó Chi cục Bảo vệ môi trường, cho biết: Để đạt hiệu quả cao trong công tác xử lý rác thải sinh hoạt, nhất là CTR, hằng năm, tỉnh đã cân đối nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường để hỗ trợ cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt; hỗ trợ và lắp đặt các lò đốt rác thải sinh hoạt quy mô cấp xã, thị trấn để xử lý rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn, góp phần giải quyết những khó khăn, bức xúc ở địa phương. Bên cạnh đó, các địa phương cũng tích cực thực hiện hướng dẫn, vận động Nhân dân phân loại rác thải tại nguồn, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa, nilon dùng một lần; đầu tư xây dựng các khu, bãi tập kết rác theo quy hoạch. Đồng thời, tiếp tục ưu tiên, kêu gọi xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực giám sát và kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm môi trường, quản lý chất thải; tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề...

Lê Hòa


Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]