(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, các ngành có liên quan của tỉnh và các địa phương ven biển đã thực hiện nhiều giải pháp giúp ngư dân chuyển đổi nghề khai thác có nguy cơ gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản sang nghề khai thác thân thiện với môi trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngư dân gặp khó trong chuyển đổi loại hình khai thác hải sản

Thời gian qua, các ngành có liên quan của tỉnh và các địa phương ven biển đã thực hiện nhiều giải pháp giúp ngư dân chuyển đổi nghề khai thác có nguy cơ gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản sang nghề khai thác thân thiện với môi trường.

Ngư dân gặp khó trong chuyển đổi loại hình khai thác hải sản

Nhiều ngư dân xã Tiên Trang (Quảng Xương) làm nghề lưới kéo ven bờ.

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản, toàn tỉnh có 750 phương tiện làm nghề lưới kéo, chiếm 11,05% và 2.266 phương tiện làm nghề lưới rê, chiếm 33,37% tổng số tàu cá toàn tỉnh hoạt động vùng ven bờ và vùng lộng. Qua tìm hiểu thực tế ở các địa phương ven biển, phần lớn tàu cá làm nghề lưới kéo là vỏ gỗ, trang bị máy cũ; thiết bị thông tin liên lạc chủ yếu là điện thoại di động. Nghề lưới kéo hoạt động khai thác tại các vùng biển phần lớn sử dụng ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định. Sản lượng khai thác của nghề lưới kéo không cao, nhưng do vốn đầu tư ban đầu thấp, chi phí vừa phải, phù hợp với điều kiện kinh tế của ngư dân. Lưới kéo có dạng như một cái túi được kéo trong nước nhờ sức kéo của tàu thuyền thông qua hệ thống dây cáp kéo. Khai thác thủy sản bằng nghề lưới kéo là hình thức không chọn lọc, do kích thước mắt lưới nhỏ nên khai thác tất cả các loại thủy sản từ lớn đến nhỏ, làm cạn kiệt nguồn lợi, ảnh hưởng đến sinh kế lâu dài của ngư dân. Chính vì vậy, việc quản lý chặt chẽ nghề lưới kéo vừa góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường biển, vừa giúp người dân thực hiện khai thác hải sản bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Thực hiện Quyết định số 4555/QĐ-UBND ngày 1-11-2019 của UBND tỉnh về việc công bố hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản vùng lộng và vùng ven bờ tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, hạn ngạch cấp phép khai thác vùng ven bờ đối với tàu cá làm nghề lưới kéo là 497 phương tiện, 1.104 phương tiện làm nghề lưới rê; đối với vùng khơi có 342 phương tiện làm nghề lưới kéo, 135 phương tiện nghề lưới rê. Trong quá trình thực hiện cấp phép theo hạn ngạch được công bố ở các địa phương ven biển đã gặp một số khó khăn. Nhiều chủ tàu có nhu cầu cấp phép nghề khai thác thủy sản thân thiện với môi trường, như: nghề lồng bẫy, nghề chụp... nhưng đã hết hạn ngạch giấy phép theo quy định. Trong khi ngư dân khai thác hải sản ở vùng lộng có những biến động theo mùa vụ, một tàu cá kiêm nhiều nghề khai thác. Mặt khác, do chưa có dữ liệu về nguồn lợi thủy sản để làm căn cứ xác định hạn ngạch đối với các nghề khai thác hiệu quả, thân thiện với môi trường đã ảnh hưởng đến nhu cầu của các chủ tàu cá chuyển đổi từ các nghề khai thác kém hiệu quả, không thân thiện với môi trường sang nghề hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính đến 15-11-2021 số tàu cá trên địa bàn tỉnh còn hạn giấy phép khai thác hải sản là 1.627 phương tiện, đạt 77,3% tổng số tàu cá trên 12m toàn tỉnh tham gia khai thác. Nguyên nhân tỷ lệ cấp phép khai thác hải sản còn thấp là do quá trình chuyển đổi từ nghề khai thác không hiệu quả sang nghề khai thác hiệu quả thân thiện với môi trường. Do trước khi chuyển đổi ngư dân phải xin phép và được chấp thuận chủ trương chuyển đổi của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau đó mới cải hoán thân tàu, đầu tư trang thiết bị phù hợp với nghề khác đúng quy định. Một số nguyên nhân gây khó khăn cho việc chuyển đổi nghề khai thác hải sản, phần lớn ngư dân hoạt động vùng ven bờ còn nghèo, hiệu quả khai thác ven bờ không cao, tàu cá hoạt động đi và về trong ngày, không đủ điều kiện để chuyển đổi... Để đáp ứng nhu cầu thực tế của các chủ tàu cá và tuân thủ các quy định của Nhà nước, UBND tỉnh cho phép các chủ tàu cá được cấp phép khai thác hải sản, chuyển đổi nghề sang nghề khai thác hải sản thân thiện với môi trường. Đồng thời, nghiêm cấm các tàu cá không được chuyển từ các nghề khác sang nghề lưới kéo, lưới rê. Vì vậy, các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương ven biển tích cực thực hiện các giải pháp chuyển đổi nghề khai thác kém hiệu quả sang nghề khác phù hợp với tập quán, thói quen và điều kiện kinh tế của ngư dân góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Bài và ảnh: Lê Hợi


Bài và ảnh: Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]