(Baothanhhoa.vn) - Mỗi dịp tết đến, xuân về cùng với bánh chưng xanh, câu đối đỏ, mỗi gia đình không thể thiếu những nén hương trầm thơm ngát. Việc thắp hương trên bàn thờ tổ tiên được xem là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam bao đời nay. Bởi vậy mà những tháng cuối năm, những người làm nghề sản xuất hương truyền thống luôn bận rộn để chuẩn bị sản phẩm cung ứng cho thị trường tết.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nghề làm hương vào vụ tết

Mỗi dịp tết đến, xuân về cùng với bánh chưng xanh, câu đối đỏ, mỗi gia đình không thể thiếu những nén hương trầm thơm ngát. Việc thắp hương trên bàn thờ tổ tiên được xem là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam bao đời nay. Bởi vậy mà những tháng cuối năm, những người làm nghề sản xuất hương truyền thống luôn bận rộn để chuẩn bị sản phẩm cung ứng cho thị trường tết.

Nghề làm hương vào vụ tết

Cơ sở sản xuất hương bài của gia đình bà Hà Thị Oanh, thị trấn Yên Cát (Như Xuân).

Đến ngõ Hàng Hương, phố Quán Giò, phường Trường Thi (TP Thanh Hóa) vào thời điểm nhộn nhịp nhất trong năm. Những bó tăm hương xòe đỏ rực được phơi dọc những con ngõ nhỏ, trong mỗi sân nhà), phảng phất mùi hương thảo mộc. Nghề làm hương nơi đây đã có từ lâu đời, trải qua bao thăng trầm, nhưng hương Quán Giò vẫn giữ được mùi thơm riêng từ chất lượng hương đến hình thức. Theo lời kể của người dân làng nghề: Để làm ra một thẻ hương chất lượng có mùi thơm, hình thức đẹp, độ cháy là một quá trình sản xuất tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu đến kỹ thuật se hương, phơi sấy... Trước đây, hương liệu chính để làm hương là rễ cây trầm; bây giờ, rễ trầm khan hiếm nên được thay thế bằng bột trám, bột bài, than phụ gia. Làng nghề hương Quán Giò tập trung sản xuất, cung ứng ra thị trường hai sản phẩm chính, đó là hương bài và hương đen. Hiện nay, bên cạnh việc se hương thủ công, người dân đã đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại cho năng suất hiệu quả cao mà vẫn giữ được chất lượng và mùi hương tự nhiên. Hương làm xong được đem phơi, nắng gió sẽ làm hương khô, màu sắc đẹp, mùi thơm giữ được lâu. Những tháng giáp tết, hầu hết hộ sản xuất phải thuê thêm công nhân, mỗi ngày làm ra hàng vạn thẻ hương vẫn không đủ hàng giao cho khách, lượng hàng bán ra nhiều gấp khoảng 5 lần so với thời điểm thông thường. Hiện nay, làng nghề hương Quán Giò có 30 cơ sở sản xuất, kinh doanh, buôn bán hương, trong đó có 10 hộ làm hương gia truyền.

Mấy chục năm qua, bà Hà Thị Oanh, thị trấn Yên Cát (Như Xuân) vẫn miệt mài lưu giữ nghề làm hương của gia đình. Nhanh tay xòe bó hương để phơi cho kịp nắng, bà Oanh chia sẻ: Trước đây, làm hương theo cách truyền thống nên năng suất thấp và hương làm ra cũng không đều; nhưng trong mấy năm trở lại đây, khi máy làm hương ra đời, đã giúp cho công việc của người làm hương bớt vất vả, cực nhọc, năng suất tăng cao, giảm công lao động và cây hương làm ra rất đều, đẹp. Tuy nhiên, dù đã có máy móc hỗ trợ nhưng người thợ làm hương vẫn phải có sự chỉn chu, tỉ mỉ và đôi bàn tay khéo léo. Theo kinh nghiệm của những người làm nghề lâu năm, một trong những công đoạn quan trọng để tạo nên hương vị của cây hương là chạy nhựa. Thông thường, nhựa được dùng làm hương là loại nhựa của cây trám. Sau đó, nhựa trám sẽ được trộn cùng bột than rồi đưa vào cối giã nát. Hiện nay, công đoạn chạy nhựa được thực hiện bằng máy xay nên người dân đỡ vất vả hơn nhiều. Cây hương đạt chuẩn là phải thẳng, tròn, đều và có màu vàng nâu, tùy theo công thức pha chế của mỗi cơ sở mà cho ra các loại hương với mùi thơm khác nhau bởi mỗi người thợ sẽ có những cách pha trộn nguyên liệu khác nhau. Cũng theo bà Oanh: Từ tháng 10 âm lịch, khi có nhiều đơn hàng, gia đình tôi đã phải thuê thêm nhân công, thời tiết lại hay mưa phùn cộng nồm ẩm, chúng tôi phải đầu tư mua lò sấy để hương khô nhanh và không bị mốc. Hương được dùng vào công việc tâm linh nên công đoạn làm hương phải rất cẩn thận, sạch sẽ từ nguyên liệu đến khâu sơ chế, đóng gói. Chỉ tính những tháng cuối năm, cơ sở sản xuất của gia đình bà đã xuất bán khoảng 4 triệu thẻ hương, doanh thu hơn 800 triệu đồng. Không chỉ phục vụ nhu cầu của người dân trong tỉnh, sản phẩm hương bài của gia đình bà Oanh còn được thương lái các tỉnh tìm đến đặt hàng.

Được biết, để lưu giữ nghề truyền thống của địa phương, chính quyền thị trấn Yên Cát đã tuyên truyền, vận động người dân khu phố Cát Tiến khôi phục nghề làm hương bài truyền thống. Vừa qua, sản phẩm hương bài Yên Cát đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh; đây là cơ hội để sản phẩm hương bài Yên Cát xây dựng thương hiệu, nâng tầm sản phẩm trên thị trường.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]