(Baothanhhoa.vn) - Để chủ động nguồn vốn phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương và nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp, người dân, những năm qua, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngành ngân hàng bảo đảm nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh

Ngành ngân hàng bảo đảm nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh

Được vay vốn của ngân hàng, nhiều nông dân xã Thọ Lâm (Thọ Xuân) đầu tư phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao hiệu quả.

Để chủ động nguồn vốn phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương và nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp, người dân, những năm qua, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ.

Nhờ đó nguồn vốn tín dụng đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế của tỉnh.

Giai đoạn 2016-2020, ngành ngân hàng phấn đấu đạt các chỉ tiêu tăng trưởng về huy động vốn tối thiểu 15%/năm, tăng trưởng tín dụng 20 - 25%/năm, bảo đảm cơ cấu tín dụng sát với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Để hiện thực hóa các chỉ tiêu, những năm qua, ngành ngân hàng đã tập trung mọi nguồn lực triển khai các chương trình, chính sách tín dụng, các gói, sản phẩm cho vay ưu đãi phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Nguồn vốn cho vay được các ngân hàng tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ứng dụng công nghệ cao...; các lĩnh vực tỉnh có lợi thế đang đẩy mạnh thu hút đầu tư. Tính đến ngày 20-7, dư nợ cho vay 5 đối tượng thuộc các lĩnh vực ưu tiên đạt gần 62.000 tỷ đồng (chiếm 59,3%/tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại). Ngoài việc đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng thương mại, các ngân hàng còn tích cực xây dựng, triển khai gói sản phẩm cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống của người dân nhằm hạn chế nạn tín dụng đen, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo.

Trung tuần tháng 6-2020, tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa năm 2020, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã trao cam kết tài trợ vốn tín dụng cho một số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Được biết, tại Thanh Hóa, Vietcombank ngoài việc hiện đại hóa công nghệ, nâng cao năng lực cạnh trạnh, thái độ phục vụ, sản phẩm đa dạng... còn tiếp tục tập trung mục tiêu hỗ trợ vốn vay cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. 6 tháng đầu năm 2020, đơn vị đã hỗ trợ cho hàng nghìn lượt doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi. Bên cạnh đó, 5 lĩnh vực khuyến khích cũng được ngân hàng hỗ trợ rất tốt với doanh số hàng trăm tỷ đồng... Ngoài ra, ngân hàng còn giảm lãi, giảm phí nhằm thúc đẩy các thành phần kinh tế khác tiếp tục cùng Vietcombank phát triển. Thời gian tới, chi nhánh tiếp tục đổi mới, đơn giản hóa thủ tục cho vay để tăng khả năng tiếp cận vốn đối với doanh nghiệp; phối hợp với địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, xử lý những kiến nghị của doanh nghiệp...

Trong những năm qua, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, nhờ đó các chỉ số hoạt động của ngành ngân hàng tăng trưởng tốt. Đến ngày 17-7, tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng đạt 115.000 tỷ đồng, tăng 10,25% so với đầu năm. Từ nguồn vốn huy động này, NHNN Thanh Hóa đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp như tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng; tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; đưa ra sản phẩm tín dụng phù hợp hơn với nhu cầu doanh nghiệp... Cùng với chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp của Chính phủ, các chương trình hành động của ngành ngân hàng trong việc góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Chính phủ cũng đã có tác động nhất định vào tăng trưởng tín dụng. Dư nợ tính đến 20-7 ước đạt 120.000 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Cơ cấu tín dụng tăng trưởng hợp lý, tập trung chủ yếu vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chiếm tới 86,85% tổng dư nợ. Hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn an toàn, hiệu quả.

Bên cạnh những đóng góp cho phát triển kinh tế, với tinh thần tương thân, tương ái và ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội, như: tặng quà cho đồng bào nghèo, người khuyết tật, thương binh nặng dịp Tết Nguyên đán; ủng hộ người dân vùng ảnh hưởng bởi lũ lụt, thiên tai; tặng quà các gia đình chính sách; xây nhà cho người nghèo, gia đình chính sách; xây dựng trường học, trạm y tế..., với tổng số tiền hàng trăm tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thanh An, Giám đốc NHNN Thanh Hóa, cho biết: Đơn vị đang tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển; bảo đảm mặt bằng lãi suất ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn ngân hàng. Chi nhánh cũng chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tích cực phối hợp với các ngành, địa phương triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Chính phủ và chỉ đạo của NHNN Việt Nam, của UBND tỉnh về cho vay phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của tỉnh. Đồng thời, tích cực phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương thực hiện tốt các chương trình cho vay nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các dự án, phương án có hiệu quả... bảo đảm cung ứng vốn kịp thời phục vụ sản xuất, kinh doanh. Tập trung mở rộng mạng lưới để tăng trưởng mảng bán lẻ, cải tiến dịch vụ, tạo ra nhiều sản phẩm, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, góp phần kích thích sản xuất phát triển. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận dễ dàng hơn với dịch vụ ngân hàng.

Khánh Phương


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]