(Baothanhhoa.vn) - Với mục tiêu nâng cao tầm vóc, chất lượng đàn gia súc để phát triển chăn nuôi hiệu quả, bền vững, những năm qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi, mạnh dạn đầu tư các loại máy móc hiện đại, thay đổi dần tập quán chăn nuôi tự phát, lạc hậu... để tạo ra những con lai có tầm vóc, thể trạng tốt.

Nâng cao tầm vóc đàn gia súc

Với mục tiêu nâng cao tầm vóc, chất lượng đàn gia súc để phát triển chăn nuôi hiệu quả, bền vững, những năm qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi, mạnh dạn đầu tư các loại máy móc hiện đại, thay đổi dần tập quán chăn nuôi tự phát, lạc hậu... để tạo ra những con lai có tầm vóc, thể trạng tốt.

Nâng cao tầm vóc đàn gia súcNgười chăn nuôi xã Thiệu Nguyên (Thiệu Hóa) ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao tầm vóc đàn bò BBB.

Huyện Lang Chánh có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển chăn nuôi, nhất là gia súc. Tuy nhiên, chăn nuôi của huyện vẫn nhỏ lẻ, chủ yếu là chăn nuôi nông hộ, việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật còn hạn chế, tập quán bán thả rông, chăn nuôi trâu, bò trên rừng vẫn còn phổ biến, nên xảy ra hiện tượng giao phối cận huyết làm giảm tầm vóc và sức sản xuất của vật nuôi. Vì vậy, để nâng cao tầm vóc đàn gia súc của địa phương, huyện đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Bên cạnh việc tuyên truyền, khuyến khích hỗ trợ các hộ chăn nuôi lắp đặt công trình biogas, chăn nuôi an toàn dịch bệnh, đẩy mạnh chuyển đổi một số diện tích cây trồng khác kém hiệu quả kinh tế sang trồng cây thức ăn cho chăn nuôi gia súc... huyện còn chú trọng chọn lọc, cải tạo nâng cao chất lượng, số lượng các giống trâu, bò bản địa thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc phối giống trực tiếp với các giống có năng suất, chất lượng tốt. Ông Lê Quang Tùng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Lang Chánh, cho biết: Hiện nay, tổng đàn trâu, bò toàn huyện có khoảng 10.000 con. Để nâng cao tầm vóc cho đàn gia súc tại địa phương, hằng năm, huyện đã tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền về ưu điểm của phương pháp thụ tinh nhân tạo, đó là hạn chế tối đa lây lan bệnh tật, khắc phục sự chênh lệch tầm vóc, khối lượng, nguồn con giống được kiểm soát. Các biện pháp đã được áp dụng, như sử dụng tinh bò nhóm Zebu thuần phối giống cho đàn bò nội để nâng cao tầm vóc, sử dụng tinh bò BBB phối giống với bò cái lai Zebu để tạo đàn bò thịt, sử dụng tinh trâu nội và tinh trâu Murrah để phối giống cho đàn trâu cái... Bên cạnh đó, hỗ trợ con giống có tỉ lệ máu lai cao cho các hộ dân.

Bò lai BBB được du nhập vào địa bàn huyện Thiệu Hóa từ năm 2014. Theo đó, người dân lựa chọn bò cái nền lai Zebu>75% máu ngoại, có ngoại hình đẹp, trọng lượng từ 280 kg trở xuống để phối tinh bò thịt BBB thuần tạo con lai F1. Qua quá trình thực hiện cho thấy, tinh bò BBB hợp với bò cái nền, nên tỷ lệ phối giống đạt cao, bê lai F1 thích nghi tốt với điều kiện môi trường sống, có trọng lượng phù hợp, khỏe mạnh, năng suất cao hơn khoảng 40% so với bò địa phương. Nhờ đó, một con bò lai BBB thương phẩm hiện được các hộ nuôi bán với giá cao gấp 1,5 lần các giống bò khác. Hiện nay, tỷ lệ bò lai của huyện đạt trên 97% tổng đàn, với các giống bò lai có năng suất và chất lượng cao như bò lai Zebu, bò lai BBB...

Để nâng cao tầm vóc cho đàn gia súc, các huyện Thọ Xuân, Như Thanh, Như Xuân, Hà Trung... đã nhân rộng phương pháp thụ tinh nhân tạo, trung bình mỗi năm, các địa phương thực hiện thụ tinh nhân tạo được 27.000 liều tinh bò, 2.500 liều tinh trâu Murrah Ấn Độ, tỷ lệ đàn bò lai Zebu đạt 63%, du nhập một số giống bò BBB, Droughtmaster, RedAgus và tinh đông lạnh để phối giống với đàn bò cái nền lai Zebu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò... Phương pháp này hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh, khắc phục sự chênh lệch tầm vóc, khối lượng, nguồn con giống được kiểm soát. Hầu hết con lai F1 sau khi được sinh ra bằng phương pháp này đều có tầm vóc cao hơn so với giống gia súc địa phương từ 20 - 30%. Có thể nói, nâng cao tầm vóc đàn gia súc bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không chỉ làm thay đổi tập quán chăn nuôi mà còn tạo điều kiện cho người dân tiếp cận, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng đàn trâu, bò; nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình chăn nuôi.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]