(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, dịch hại trên cây trồng diễn biến phức tạp, nhiều loại dịch hại mới nổi gây hại trên nhiều loại cây trồng. Do đó, để giúp chính quyền các địa phương và bà con nông dân trên địa bàn tỉnh chủ động thực hiện các biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh gây hại, ngành nông nghiệp đã và đang tăng cường nâng cao năng lực dự báo, giám sát phòng, trừ dịch hại trên cây trồng.

Nâng cao năng lực dự báo, giám sát phòng, trừ dịch hại trên cây trồng

Những năm gần đây, dịch hại trên cây trồng diễn biến phức tạp, nhiều loại dịch hại mới nổi gây hại trên nhiều loại cây trồng. Do đó, để giúp chính quyền các địa phương và bà con nông dân trên địa bàn tỉnh chủ động thực hiện các biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh gây hại, ngành nông nghiệp đã và đang tăng cường nâng cao năng lực dự báo, giám sát phòng, trừ dịch hại trên cây trồng.

Nâng cao năng lực dự báo, giám sát phòng, trừ dịch hại trên cây trồngNông dân xã Hoằng Kim (Hoằng Hóa) kiểm tra tình hình sâu bệnh trên diện tích lúa đông xuân.

Để nâng cao năng lực dự báo, giám sát phòng, trừ dịch hại trên cây trồng, những năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh tổ chức điều tra, phát hiện dịch hại trên các nhóm cây trồng như: Cây lương thực, cây rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp... Đồng thời, điều tra, cập nhật các loại dịch hại mới nổi, để phổ biến, khuyến cáo cho phòng chuyên môn các huyện, thị xã, thành phố phương pháp phòng, trừ. Đáng chú ý, trong từng thời gian rà soát, luôn kiểm tra, xác nhận tuyến điều tra để bảo đảm tính đại diện và diễn biến dịch hại cây trồng trong địa bàn quản lý...

Mới đây, trong vụ đông xuân 2020-2021, trên cơ sở dự báo thời tiết, cơ cấu cây trồng và thời vụ tại phương án sản xuất vụ đông xuân của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, căn cứ vào quy luật phát sinh, phát triển của dịch hại kết hợp với nguồn sâu bệnh năm 2020, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã dự báo tình hình sinh vật chính có thể phát sinh, gây hại trên cây lúa và các cây trồng chính vụ đông xuân, như: bệnh lùn sọc đen phương Nam khả năng sẽ phát sinh sớm trên lúa ngay từ giai đoạn mạ và tiếp tục gây hại cho đến cuối vụ, nhất là trên những diện tích đã nhiễm bệnh từ những vụ trước. Ngay từ đầu vụ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã khuyến cáo bà con nông dân tập trung che phủ nilon để hạn chế nguồn bệnh ngay từ mạ; đồng thời, theo dõi mật độ rầy lưng trắng trên mạ, thu mẫu rầy trưởng thành để giám định. Bệnh đạo ôn lá và cổ bông sẽ xuất hiện sớm từ cuối tháng 2 thường tiếp tục gây hại vào giữa tháng 3 đầu tháng 4, đến cuối tháng 4 đầu tháng 5 phát triển lên thành cổ bông làm giảm năng suất lúa. Bệnh rầy nâu, rầy lưng trắng trong vụ được dự báo xuất hiện 3 lứa, trong đó, lứa 3 có thể gây cháy cục bộ vào trung tuần tháng 5, nhất là trên chân ruộng cấy dày, bón phân không cân đối...

Trên cơ sở dự báo các sinh vật gây hại trên cây trồng, thời gian qua, các địa phương và bà con nông dân trên địa bàn tỉnh đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng, trừ. Tại huyện Vĩnh Lộc, bám sát dự báo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng trong vụ đông xuân năm nay, ngay từ đầu vụ, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền, phổ biến, khuyến cáo bà con nông dân các biện pháp phòng, trừ.

Nhờ thực hiện tốt công tác dự báo, giám sát nên những năm gần đây, công tác phòng, trừ sinh vật gây hại cây trồng trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Vì vậy, năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Bài và ảnh: Tiến Xuân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]