(Baothanhhoa.vn) - Với nhiều giải pháp đồng bộ, nuôi trồng thủy sản ở tỉnh ta thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hiệu quả kinh tế mang lại từ các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững đã góp phần nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới tại nhiều địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản

Với nhiều giải pháp đồng bộ, nuôi trồng thủy sản ở tỉnh ta thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hiệu quả kinh tế mang lại từ các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững đã góp phần nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới tại nhiều địa phương.

Nâng cao hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sảnMô hình nuôi thủy sản của gia đình ông Nguyễn Phú Trinh, xã Hải Long (Như Thanh).

Nhiều địa phương đã khuyến khích người dân cải tạo ao nuôi, xây dựng hệ thống hạ tầng, đầu tư trang thiết bị, máy móc để phát triển thành vùng sản xuất tập trung. Cùng với nuôi thả các loại thủy sản truyền thống theo phương thức quảng canh, các giống thủy sản có giá trị kinh tế cao nuôi theo hình thức thâm canh, bán thâm canh, xen ghép được khuyến khích mở rộng. Cơ cấu giống nuôi thủy sản thay đổi theo hướng giảm tỷ lệ giống nuôi truyền thống, tăng giống nuôi chất lượng cao, lên gần 60% với các loại cá lăng, nheo, trắm đen, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua càng xanh... Nhiều trang trại, HTX, doanh nghiệp, khu nuôi tập trung quy mô lớn đã hình thành, góp phần thúc đẩy ngành thủy sản phát triển theo hướng tập trung. Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện cơ cấu lại ngành thủy sản nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trong đó, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản theo quy mô công nghiệp với công nghệ hiện đại, có thể truy xuất nguồn gốc, bảo đảm các điều kiện cho xuất khẩu; thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư ứng dụng công nghệ cao sản xuất giống thủy sản.

Ông Phạm Văn Hiếu, thôn 4, xã Nga Tân (Nga Sơn) đã có nhiều năm đầu tư nuôi trồng thủy sản. Với diện tích 1 ha, những năm trước đây, ông đã đầu tư vào nuôi tôm theo hướng quảng canh. Tuy nhiên, do không chủ động được nguồn nước, không kiểm soát được dịch bệnh nên nhiều vụ nuôi bị thất bại. Đầu năm 2019, ông Hiếu đã mạnh dạn đầu tư hơn 1,7 tỷ đồng để chuyển sang nuôi tôm công nghệ cao. Ông đã xây 5 bể nổi có mái che với diện tích 2.000m2 để nuôi tôm thẻ chân trắng. Với công nghệ nuôi hiện đại, kiểm soát được dịch bệnh và các điều kiện tự nhiên nên đến nay mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của gia đình ông đã từng bước khẳng định được hiệu quả kinh tế, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Hiện nay, trên địa bàn xã Nga Tân, huyện Nga Sơn đã có 5 hộ dân mạnh dạn chuyển đổi từ nuôi trồng thủy sản quảng canh sang nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao, với tổng diện tích trên 10 ha. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ứng dụng công nghệ cao đang hình thành một phương thức sản xuất mới, mang tính hiện đại, nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Nga Tân. Để phát triển nuôi trồng thủy sản, thời gian qua, huyện Nga Sơn đã tăng cường đầu tư cải tạo, nâng cấp các công trình: Đê sông, đê biển, hệ thống kênh, cống cấp, thoát nước vùng nuôi trồng thủy sản, tạo động lực giúp các hộ dân mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế. Một số hộ dân bước đầu áp dụng hình thức nuôi thâm canh công nghệ cao trên nhiều đối tượng nuôi, kết hợp ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào nuôi trồng đã góp phần nâng cao năng suất và đem lại giá trị kinh tế cho ngành nuôi trồng thủy sản.

Năm 2020, toàn tỉnh thả nuôi 19.000 ha thủy sản; trong đó, diện tích nuôi nước ngọt 13.603 ha, nước lợ 3.734 ha, nước mặn 1.313 ha và tập trung chủ yếu ở các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, thị xã Nghi Sơn, Nông Cống...; phấn đấu sản lượng đạt 55.000 tấn. Để đạt được mục tiêu và kế hoạch đã đề ra, thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với các địa phương nâng cao công tác quản lý môi trường, thường xuyên lấy mẫu nước kiểm tra tại các khu nuôi tập trung và nuôi cá lồng. Đồng thời, phân công cán bộ nắm bắt tình hình sản xuất tại địa phương để tư vấn, hướng dẫn người nuôi chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh theo từng mùa, từng thời điểm. Bên cạnh đó, các địa phương tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư đầu vào và sử dụng kháng sinh, chế phẩm sinh học, thuốc, hóa chất trong nuôi thủy sản.

Bài và ảnh: Minh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]