(Baothanhhoa.vn) - Để thực hiện mục tiêu tổng giá trị sản xuất vụ đông 2021-2022 đạt 3.375 tỷ đồng, bình quân đạt 75 triệu đồng/ha, tăng 2,1 triệu đồng/ha so với vụ đông 2020-2021, từ đầu vụ sản xuất đến nay, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố đã và đang chỉ đạo bà con nông dân thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao giá trị trên diện tích sản xuất vụ đông

Để thực hiện mục tiêu tổng giá trị sản xuất vụ đông 2021-2022 đạt 3.375 tỷ đồng, bình quân đạt 75 triệu đồng/ha, tăng 2,1 triệu đồng/ha so với vụ đông 2020-2021, từ đầu vụ sản xuất đến nay, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố đã và đang chỉ đạo bà con nông dân thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Nâng cao giá trị trên diện tích sản xuất vụ đông

Nông dân xã Quảng Yên (Quảng Xương) chăm sóc cây trồng vụ đông.

Trên cánh đồng sản xuất vụ đông tập trung rộng hơn 20 ha của làng Đông, xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Lộc), thời điểm này, các loại cây trồng vụ đông đã lên xanh tốt. Thực hiện theo định hướng của UBND xã trong sản xuất vụ đông là chủ động, phù hợp, thích nghi và hiệu quả kinh tế, nên nhiều hộ dân đã đưa các loại cây, như: hành, tỏi, xu hào, súp lơ, đậu cove... vào gieo trồng. Đây đều là những loại rau màu có sức tiêu thụ nội địa mạnh. Không chỉ dừng lại ở việc gieo trồng theo định hướng cơ cấu cây trồng, các hộ dân còn đa dạng hóa cây trồng; đồng thời, áp dụng biện pháp xen canh để nâng cao giá trị sản xuất.

Chị Lê Thanh Mai, làng Đông, xã Vĩnh Thịnh, cho biết: Vụ đông năm nay, gia đình chị gieo trồng 2 sào cây rau màu các loại. Để giảm áp lực về thị trường tiêu thụ, đồng thời, nâng cao hiệu quả kinh tế, chị phân thành nhiều luống để sản xuất, mỗi luống trồng một loại cây. Ngoài ra, chị còn thực hiện trồng xen các loại cây với nhau, như: Diện tích trồng hành, tỏi, mồng tơi, trồng xen thêm thì là, rau mùi, hay diện tích trồng cải bắp chưa xòe tán, trồng thêm xà lách. Với cách làm này, không những chủ động được thị trường tiêu thụ mà gần như ngày nào chị cũng có rau để bán, bảo đảm chi tiêu trong gia đình.

Được biết, việc đa dạng hóa cây trồng và trồng xen canh đang là cách làm được thực hiện rộng rãi tại nhiều hộ dân trên địa bàn xã Vĩnh Thịnh. Ông Mai Đình Phương, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Thịnh, xã Vĩnh Thịnh, cho biết: Vụ đông năm nay, xã Vĩnh Thịnh gieo trồng 230 ha cây trồng vụ đông các loại; trong đó, diện tích trồng hành, tỏi chiếm gần 50%. Để nâng cao hiệu quả kinh tế cho diện tích trồng cây vụ đông, thời gian qua, HTX đã phối hợp với UBND xã Vĩnh Thịnh, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho bà con nông dân các biện pháp trồng xen canh. Nhờ biện pháp này mà hiệu quả kinh tế tăng lên khoảng 15 đến 20%. Đơn cử như diện tích trồng hành, tỏi, nếu chỉ độc canh một loại cây, thì 1 ha đạt lợi nhuận khoảng 80 triệu đồng/ha/vụ, nhưng xen canh thì lợi nhuận tăng thêm khoảng 16 đến 20 triệu đồng/ha/vụ.

Vụ đông 2021-2022, xã Quảng Yên (Quảng Xương) gieo trồng được 110 ha cây trồng các loại. Với lợi thế là xã có truyền thống sản xuất rau an toàn, nên ngoài việc khuyến khích các hộ dân đưa các loại cây trồng hàng hóa vào sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm, như: cà chua, dưa chuột, cải củ, cà rốt..., UBND xã đã và đang chủ động đấu mối với các bếp ăn tập thể, cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn để cung ứng sản phẩm. Ông Trần Ngọc Danh, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Yên, cho biết: Hiện xã đã đấu mối với 12 bếp ăn tập thể và 2 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn để cung ứng các loại rau, củ an toàn. Việc đưa được sản phẩm vào các bếp ăn tập thể và cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn giúp giá trị sản xuất nâng lên 25% so với việc tiêu thụ đại trà.

Với đặc thù về vị trí địa lý, thổ nhưỡng, trình độ sản xuất của từng vùng, mỗi địa phương đang lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp để nâng cao giá trị trong sản xuất vụ đông. Năm nay, hầu hết các địa phương đều tiếp tục phát triển sản xuất vụ đông theo định hướng tái cơ cấu nông nghiệp và nâng cao giá trị kinh tế. Do đó, những vùng sản xuất tập trung, chuyên canh được các địa phương ưu tiên gieo trồng các cây phục vụ chế biến, xuất khẩu, có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đối với diện tích cây rau màu không có liên kết thì đa dạng hóa cây trồng và thực hiện trồng rải vụ nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng vừa thừa, vừa thiếu; đồng thời, gắn với sản xuất an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]