(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh luôn chú trọng thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó du nhập các loại cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, mô hình chuyển đổi đất đồi, đất dốc kém hiệu quả kinh tế sang trồng cây thanh long bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế; không chỉ mở rộng về diện tích, người dân còn áp dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.

Mở rộng diện tích trồng cây thanh long

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh luôn chú trọng thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó du nhập các loại cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, mô hình chuyển đổi đất đồi, đất dốc kém hiệu quả kinh tế sang trồng cây thanh long bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế; không chỉ mở rộng về diện tích, người dân còn áp dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.

Mở rộng diện tích trồng cây thanh longMô hình trồng thanh long tại xã Xuân Du (Như Thanh).

Theo giới thiệu của cán bộ nông nghiệp xã Xuân Du (Như Thanh), chúng tôi tìm đến mô hình trồng thanh long ruột đỏ của gia đình chị Trần Thị Hương, thôn 8. Chị Hương cho biết: Sau khi được UBND xã Xuân Du khuyến khích, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng phủ xanh đất đồi, gia đình đã nghiên cứu, tìm hiểu, tham quan một số mô hình trồng trọt tại những địa phương có địa hình, thổ nhưỡng tương tự. Nhận thấy cây thanh long ruột đỏ đang được thị trường ưa chuộng, tuy chi phí đầu tư ban đầu nhiều hơn so với các loại cây trồng khác, nhưng cho thu hoạch nhiều năm, lại không tốn nhiều công chăm sóc nên gia đình đã bắt tay vào xây dựng mô hình. Theo chị Hương, sau một năm trồng, cây thanh long ruột đỏ đã cho thu hoạch quả; từ năm thứ 2 cây sẽ cho quả ổn định về năng suất, sản lượng tăng dần theo những năm tiếp theo, tuổi thọ của cây từ 20 - 25 năm tùy theo việc đầu tư chăm sóc. Hiện nay, với hơn 500 trụ thanh long ruột đỏ, mỗi năm doanh thu của gia đình chị Hương đạt gần 200 triệu đồng.

Được biết, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nâng cao thu nhập cho người dân, từ năm 2011, UBND xã Xuân Du đã vận động người dân đưa cây thanh long ruột đỏ vào trồng tại diện tích vườn đồi và chân ruộng cao. Đến nay, toàn xã phát triển được gần 9 ha thanh long ruột đỏ. Ông Bùi Văn Thiệp, Giám đốc HTX nông nghiệp và dịch vụ Xuân Du, cho biết: Nếu chăm sóc tốt, tỷ lệ đậu quả từ 80 - 90%, hiệu quả kinh tế có thể cao gấp 2 đến 4 lần so với cây trồng cũ. Hiện nay, UBND xã đang tập trung xây dựng thương hiệu, sản phẩm OCOP nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.

Được đánh giá là một trong số những cây trồng mang lại thu nhập ổn định cho người dân, thời gian qua, huyện Như Xuân cũng đã tuyên truyền, khuyến khích người dân chuyển đổi diện đích đất vườn đồi kém hiệu quả kinh tế để nhân rộng mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ. Bên cạnh đó, huyện tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các mô hình trồng cây ăn quả và trồng cây thanh long ruột đỏ cho người dân. Qua đó, giúp người dân có kiến thức mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình này. Theo đánh giá của ông Phạm Văn Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Như Xuân, so với những cây trồng khác, trồng cây thanh long ruột đỏ cho hiệu quả kinh tế cao hơn các cây trồng khác do phù hợp với đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng của địa phương cũng như trình độ sản xuất của người dân; đây là cây trồng lâu năm nên người dân chỉ mất chi phí đầu tư ban đầu, không mất nhiều công chăm sóc. Hiện nay, trên địa bàn huyện Như Xuân đã phát triển được hơn 40 ha trồng cây thanh long tại các xã, như: Xuân Hòa, Thượng Ninh, Tân Bình, thị trấn Yên Cát...

Thực tế, có thể thấy, mô hình trồng cây thanh long đang thay dần diện tích đất đồi và những cây trồng kém hiệu quả kinh tế ở các địa phương, mở ra hướng đi cho người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Để phát triển mô hình theo hướng bền vững, các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng những mô hình điểm trồng cây thanh long để người dân học tập kinh nghiệm và thấy được hiệu quả khi trồng cây thanh long; đồng thời, tích cực chuyển giao khoa học - kỹ thuật, khuyến khích người dân sản xuất theo hướng VietGAP để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, các địa phương có diện tích trồng thanh long lớn cần đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai để hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, bảo đảm tính bền vững cho loại cây trồng này.

Bài và ảnh: Kim Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]