(Baothanhhoa.vn) - Nhằm chia sẻ bớt gánh nặng về tài chính cho các hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp ở vùng ven biển,  vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu,  sau khi khảo sát kết quả khách hàng vay vốn, cho thấy vốn vay của tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) đã và đang góp phần giúp khách  hàng xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững, ổn định và nâng cao chất lượng  cuộc sống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mở rộng địa bàn cho vay vốn vùng ven biển

Mở rộng địa bàn cho vay vốn vùng ven biển

Đàn gia cầm của gia đình chị Yến, thôn Đông Hải, xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa có được từ vay vốn TCVM Thanh Hóa.

Nhằm chia sẻ bớt gánh nặng về tài chính cho các hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp ở vùng ven biển, vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sau khi khảo sát kết quả khách hàng vay vốn, cho thấy vốn vay của tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) đã và đang góp phần giúp khách hàng xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững, ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Gia đình chị Thuận, sinh năm 1993, ở làng Đại Long, xã Hoằng Thanh (Hoằng Hóa), chồng quanh năm đi làm thuê ở các huyện khác, thu nhập trong gia đình đã thấp lại không ổn định. Anh chị lại có hai con gái đều mắc bệnh não úng thủy, kinh tế gia đình vô cùng khó khăn. Chị Thuận có thời gian dài rất bi quan, cho đến khi chị nhờ tổ hội phụ nữ thôn giới thiệu, được tiếp cận vốn vay của Tổ chức TCVM huyện Hoằng Hóa. Từ việc đất chưa có “sổ đỏ”, đi vay ở đâu cũng bị từ chối, chị đã được vay vốn của tổ chức TCVM không phải thế chấp tài sản với số vốn vay từ 5 triệu đồng ban đầu để chăn nuôi, rồi vay lên 10 triệu đồng để mở rộng các loại cây trồng và chăn nuôi lợn, gà, buôn bán nhỏ. Cuộc sống gia đình chị dần được cải thiện, ổn định hơn, có tiền để thường xuyên mua thuốc cho con.

Gia đình chị Yến, ở thôn Đông Hải, xã Hoằng Thanh cũng một thời lao đao, khốn khó. Sau khi lập gia đình năm 2005, vợ chồng chị vào Bình Dương đi cạo mủ cao su thuê. Sau 5 năm, chị sinh con đầu lòng và tích góp được gần 100 triệu đồng, tưởng quay về quê lập nghiệp, nào ngờ chồng chị bị bệnh nặng. Tất cả tiền tích góp, chị bỏ hết ra chữa bệnh cho chồng. Cuộc sống lại chồng chất nợ nần. Mãi đến đầu năm 2011 anh chị mới biết và vay 15 triệu đồng của Tổ chức TCVM huyện Hoằng Hóa để tăng gia sản xuất, chăn nuôi. Sau đó, chị vay tăng lên 30 triệu đồng để xây hầm biogas và nuôi lợn. Thấy có hiệu quả cao, anh chị mạnh dạn vay thêm anh em, họ hàng vốn để mở rộng đàn gia súc, gia cầm. Đến nay, chuồng trại của gia đình anh chị đã có đàn lợn nuôi theo hướng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tới vài chục con; đàn dê trên 40 con; đàn gà trên 250 con, cung cấp tại chỗ nguồn thực phẩm sạch cho các nhà hàng ở Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến...

Chị Lê Thị Huệ, xã Quảng Giao, huyện Quảng Xương cũng là thành viên vay vốn của Phòng giao dịch TCVM huyện Quảng Xương, gia đình chị tuy có nghề mộc nhưng không duy trì được vì thiếu vốn. Được vay vốn của tổ chức TCVM với mức 30 triệu đồng ban đầu, chị Huệ đã đầu tư cho các thành viên trong gia đình làm những đồ dùng như bàn, ghế, giường, tủ với giá rẻ, phù hợp với tiêu dùng trong khu vực. Sau đó, do sản phẩm tiêu thụ tốt, chị mạnh dạn vay thêm vốn các lần sau, để đầu tư mở mang quy mô sản xuất. Đến nay kinh tế gia đình chị đã khấm khá, con cái được học hành và có thêm việc làm. Vào thời vụ như mùa cưới, lễ tết, chị còn tạo việc làm cho 5 đến 6 nhân công với thu nhập từ 4 triệu đến 6 triệu đồng/người/tháng. Cũng câu chuyện “vạn sự khởi đầu nan”, chị Hằng, xã Quảng Nham (Quảng Xương) từ chỗ gia đình rất khó khăn, bố mẹ đôi bên đều nghèo, chị phải đi buôn từng mẹt cá, moi bán lẻ trong các làng, xã khác, nhưng vẫn không đủ ăn cho cả gia đình. Có lúc chị phải làm gánh bánh cuốn đi bán rong cho bà con các làng để gia đình lần hồi qua từng bữa. Khi biết tổ chức TCVM cho hộ nghèo vay vốn, chị mạnh dạn bàn với chồng vay 3 triệu đồng để mua vài xe gạch xi măng không nung, tự kéo bằng xe bò đi bỏ mối. Thấy có lãi nên chị rất vui, do hoàn trả gốc và lãi tốt nên lần sau chị vay tăng lên 30 triệu đồng để kinh doanh, lấy gạch xi măng không nung đi bỏ mối khắp xã. Ba năm sau, gia đình chị thoát nghèo, chị dành dụm được một số tiền. Lúc này thấy chị làm ăn khá, bạn bè, anh em trong họ tin tưởng nên cho chị vay thêm, cộng với số tiền dành dụm được, chị quyết định mua một cái máy sản xuất gạch xi măng không nung trị giá 200 triệu đồng để không phải đi mua lại gạch từ đại lý khác. Tiếp đó, với tiền dồn góp, chị mua một xe ô tô vận tải chở hàng cho khách. Vừa qua, chị mua thêm một ô tô 7 chỗ du lịch để phục vụ bà con trong xã. Sau 10 năm chí thú làm ăn, từ vốn vay ban đầu của tổ chức TCVM, với quyết tâm làm giàu, nay gia đình chị đang tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động, có thu nhập bình quân 5 triệu đồng/tháng/người trong dây chuyền sản xuất gạch xi măng; tổng tài sản của gia đình chị Hằng hiện nay lên đến hàng tỷ đồng,...

Mở rộng địa bàn cho các hộ vùng ven biển vay vốn sản xuất là một hướng đi đúng, trúng với nhu cầu của bà con nơi đây. Nhờ vốn vay không thế chấp của Tổ chức TCVM Thanh Hóa tại các địa bàn huyện ven biển mà nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo bền vững, có hộ gia đình kinh doanh thành hộ có kinh tế khá, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động. Đây là mô hình đạt hiệu quả cao mà TCVM đang hướng tới để đồng vốn đến đúng người, đúng việc, đúng định hướng vì sự phát triển cộng đồng bền vững của Tổ chức TCVM Thanh Hóa.

Lan Anh


Lan Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]