(Baothanhhoa.vn) - Trong bối cảnh ngành nông nghiệp vẫn còn tình trạng phát triển với quy mô nhỏ lẻ, manh mún thì việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản có vai trò vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho nông sản. Đồng thời, tăng quy mô sản xuất, áp dụng khoa học - kỹ thuật và nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất cho các doanh nghiệp (DN).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp và người dân

Trong bối cảnh ngành nông nghiệp vẫn còn tình trạng phát triển với quy mô nhỏ lẻ, manh mún thì việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản có vai trò vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho nông sản. Đồng thời, tăng quy mô sản xuất, áp dụng khoa học - kỹ thuật và nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất cho các doanh nghiệp (DN).

Liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp và người dânDiện tích khoai tây của gia đình bà Hoàng Thị Hương, xã Hà Lĩnh (Hà Trung) được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với Công ty TNHH Thực phẩm Orion Viva.

Chúng tôi đến xã Hà Lĩnh (Hà Trung) vào thời điểm diện tích khoai tây được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với Công ty TNHH Thực phẩm Orion Viva chuẩn bị thu hoạch. Niềm vui thể hiện rõ trên khuôn mặt của những người nông dân bởi họ không còn lo lắng về việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Trao đổi với chúng tôi, bà Hoàng Thị Hương (xã Hà Lĩnh), cho biết: Khi thực hiện hợp đồng liên kết với công ty, các hộ dân tham gia sản xuất được hỗ trợ về giống có chất lượng cao, canh tác theo quy trình riêng biệt để tạo ra sản phẩm an toàn; từ đó làm thay đổi tư duy, thói quen sản xuất, áp dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Hiện nay, Công ty TNHH Thực phẩm Orion Viva đang ký kết hợp đồng thu mua với giá 7.200 đồng/kg và diện tích liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm là 10 ha.

Thực tế cho thấy, từ mối liên kết giữa người dân với DN đã tạo ra bước đột phá quan trọng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian qua; nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân có thu nhập ổn định, điển hình như: Mô hình liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm lúa nếp hạt cau, liên kết sản xuất và bao tiêu dưa chuột, liên kết sản xuất và bao tiêu khoai tây... Ông Lê Văn Thịnh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Hà Trung, cho biết: Để việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm có hiệu quả, huyện đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, như: Tích cực thực hiện tích tụ, tập trung đất đai theo nhiều hình thức để thu hút DN đầu tư liên kết sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn; hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính khi tham gia đầu tư liên kết sản xuất nông nghiệp; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại; tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu và giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nhằm thu hút DN đầu tư phát triển nông nghiệp...

Là một trong những DN phát triển mạnh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm từ gạo, Công ty CP Sao Khuê đã tích cực mở rộng vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao thông qua hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với người dân ở các huyện, như Đông Sơn, Hà Trung, Triệu Sơn, Thọ Xuân,... với tổng diện tích hơn 1.000 ha. Theo đó, công ty cung ứng trả chậm vật tư nông nghiệp, giống để người dân yên tâm sản xuất; hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, xử lý sâu bệnh hại và cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm ngay sau khi thu hoạch với giá cao hơn giá thị trường từ 5 đến 10%. Qua mô hình này, người nông dân luôn yên tâm về đầu ra của sản phẩm, hiệu quả kinh tế cao; đồng thời, về phía DN thì có nguồn nguyên liệu ổn định để sản xuất, kinh doanh.

Hiện nay, toàn tỉnh đã thu hút được 890 DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có 176 DN tham gia trong lĩnh vực trồng trọt. Trong năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 60.500 ha cây trồng các loại được liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm như lúa, cây rau màu... Tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung hầu hết các HTX và người dân cũng đã chú trọng đến hình thức liên kết chuỗi giá trị do DN đầu tư vốn, phân bón, giống, công nghệ, kỹ thuật sản xuất và thu mua sản phẩm cho người dân. Đây thực sự là mô hình liên kết phù hợp với quy mô sản xuất hàng hóa lớn, khắc phục được hạn chế của kinh tế hộ, thuận lợi đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, giảm giá thành, tạo vùng nguyên liệu và đầu ra ổn định cho sản phẩm. Tuy hiệu quả của việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông sản cho người dân đã và đang được khẳng định nhưng để việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị thực sự phát triển bền vững thì các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương cần có kế hoạch phát triển cụ thể, rà soát, quy hoạch hàng hóa theo vùng sản xuất, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng sản phẩm các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Bên cạnh đó, cần quan tâm phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với phát triển vùng nguyên liệu tập trung và tiêu thụ sản phẩm. Tạo cơ chế thông thoáng để khuyến khích DN có tiềm lực tham gia tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị. Phát huy vai trò của HTX dịch vụ nông nghiệp trong việc liên kết hợp tác, đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và thực hiện cơ giới hóa trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Hướng dẫn các địa phương, đơn vị sản xuất xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản. Thường xuyên dự báo thị trường tiêu thụ, giá cả hàng hóa nông sản theo tháng hoặc theo mùa để người dân, DN chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm, góp phần bình ổn thị trường, tránh tình trạng “được mùa rớt giá, được giá mất mùa”.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]