(Baothanhhoa.vn) - ợp tác xã sản xuất và chế biến nông sản do phụ nữ làm chủ ở thôn Văn Châu, xã Đông Văn (Đông Sơn) được thành lập năm 2020 với 31 thành viên. Sau 1 năm hoạt động đã tăng lên 49 thành viên. Trung bình mỗi ngày HTX chế biến khoảng 6 tấn gạo, làm ra các sản phẩm như miến, bánh đa, bánh đa nem... Thay vì sản xuất nhỏ lẻ, khi tham gia HTX, các thành viên cùng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, mạnh dạn đầu tư máy móc, chú trọng tem nhãn truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhờ đó, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng. Hiện nay, sản phẩm của HTX được tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ - hướng phát triển bền vững

ợp tác xã sản xuất và chế biến nông sản do phụ nữ làm chủ ở thôn Văn Châu, xã Đông Văn (Đông Sơn) được thành lập năm 2020 với 31 thành viên. Sau 1 năm hoạt động đã tăng lên 49 thành viên. Trung bình mỗi ngày HTX chế biến khoảng 6 tấn gạo, làm ra các sản phẩm như miến, bánh đa, bánh đa nem... Thay vì sản xuất nhỏ lẻ, khi tham gia HTX, các thành viên cùng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, mạnh dạn đầu tư máy móc, chú trọng tem nhãn truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhờ đó, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng. Hiện nay, sản phẩm của HTX được tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ - hướng phát triển bền vững

Gia đình chị Lê Thị Thủy, thành viên Tổ hợp tác chăn nuôi và tiêu thụ gia cầm xã Đông Ninh nuôi gà lai chọi, cá nước ngọt... có thu nhập khá.

Chị Trần Thị Hải, thành viên HTX cho biết: Vợ chồng tôi về quê lập nghiệp bằng nghề làm bánh đa, nổ bỏng thấy có hiệu quả nên quyết định vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Trước không có máy phải làm thủ công nên rất vất vả, mỗi ngày làm chỉ được khoảng 300 cái bánh, nay làm bằng máy nên mỗi ngày sản xuất vài nghìn cái, hàng đều, đẹp, nên thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng, thu nhập ổn định gần 200 triệu đồng/năm.

Chị Nguyễn Thị Phường, phó giám đốc HTX sản xuất và chế biến nông sản Văn Châu, cho biết thêm: “Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, HTX đã mang sản phẩm giới thiệu nhiều nơi, trong đó có cửa hàng giới thiệu sản phẩm của xã, của huyện và của Hội LHPN tỉnh. Thông qua nhiều mối quan hệ, các thành viên HTX cũng tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm nên đơn hàng của HTX ngày một nhiều, nhất là các tỉnh khu vực phía Nam. Ngoài ra HTX còn bán qua kênh mạng xã hội... HTX được chính quyền địa phương tạo điều kiện hỗ trợ một phần kinh phí để các thành viên xây dựng hệ thống nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sản xuất sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm.

Tổ hợp tác chăn nuôi và tiêu thụ gia cầm xã Đông Ninh được thành lập năm 2014. Từ nguồn hỗ trợ ban đầu mỗi hộ 50 con giống gà ri theo chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay 20 thành viên đã mở rộng phát triển chăn nuôi nhiều loại gia cầm khác, như vịt, ngan, chim bồ câu... Hàng năm, mỗi hộ thường nuôi 3 lứa gà, mỗi lứa từ 300 - 500 con trở lên, bình quân mỗi hộ có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Các hộ thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, nguồn gốc mua con giống chất lượng và các đầu mối tiêu thụ nên giá cả luôn ổn định, nhờ đó, thu nhập của các hộ ngày một khá, có hộ mở rộng quy mô sản xuất, làm giàu.

Chị Lê Thị Bình, Chủ tịch Hội LHPN xã Đông Ninh, cho biết: “Thu nhập của các hộ rất tốt, nhiều hộ đạt hàng trăm triệu đồng/năm, tới đây chúng tôi sẽ phát triển tổ hợp tác thành HTX để nâng tầm mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện cho các thành viên nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng xã đạt tiêu chí xã kiểu mẫu”.

Phát triển kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ đang là một trong những hướng đi vững chắc của tổ chức hội phụ nữ các cấp trên địa bàn huyện Đông Sơn. Theo rà soát, đánh giá của Hội LHPN huyện, toàn huyện có 9 mô hình kinh tế tập thể, trong đó có 4 HTX, 5 tổ hợp tác phát triển trên các lĩnh vực sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, như rau màu hàng hóa, chăn nuôi, chế biến thực phẩm, chế biến dược liệu... Tổ chức các cấp đã huy động các nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng NTM, hỗ trợ phụ nữ phát triển nghề... để tạo điều kiện cho các mô hình kinh tế tập thể vay vốn phát triển ngành nghề. Ngoài ra, Hội LHPN huyện còn tổ chức các hoạt động giao lưu, kết nối, chia sẻ kinh nghiệm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, chú trọng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Việc phát triển kinh tế tập thể đã giúp hội viên phụ nữ khẳng định vai trò, vị trí trong đời sống xã hội, góp phần xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trên địa bàn.

Bài và ảnh: Lê Hà


Bài và ảnh: Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]