(Baothanhhoa.vn) - Tỉnh ta được xác định có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, hơn 70% dân số hoạt động trong ngành nông nghiệp với tư duy sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, vì vậy giá trị kinh tế chưa cao. Do đó, các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở đang triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển các sản phẩm lợi thế theo hướng tập trung, quy mô lớn nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khuyến khích phát triển các sản phẩm lợi thế theo hướng tập trung, quy mô lớn

Tỉnh ta được xác định có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, hơn 70% dân số hoạt động trong ngành nông nghiệp với tư duy sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, vì vậy giá trị kinh tế chưa cao. Do đó, các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở đang triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển các sản phẩm lợi thế theo hướng tập trung, quy mô lớn nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân.

Khuyến khích phát triển các sản phẩm lợi thế theo hướng tập trung, quy mô lớn

Vùng sản xuất cây ăn quả có múi tập trung tại xã Xuân Hòa (Như Xuân).

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh có 198 sản phẩm nông nghiệp; trong đó, có 19 sản phẩm nông nghiệp chủ lực thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Để khuyến khích, hỗ trợ nông dân trong sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã có các chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa tập trung. Nhất là những sản phẩm nông nghiệp chủ lực, lợi thế của địa phương. Đồng thời, ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung, hỗ trợ liên kết tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh. Qua đó, các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp tích tụ, tập trung đất đai, thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất.

Cây ăn quả và cây thức ăn chăn nuôi được xác định là 2 loại cây trồng lợi thế của địa phương, những năm qua, huyện Như Xuân đã chú trọng hỗ trợ, khuyến khích phát triển để nâng cao giá trị kinh tế. Trong đó, việc thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, như: Tái cơ cấu nông nghiệp, cải tạo vườn tạp để khuyến khích nhân dân mở rộng diện tích trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao được huyện quan tâm, chú trọng. Điển hình như: Hỗ trợ 20 triệu đồng với những hộ phát triển diện tích từ 2 ha trồng cây ăn quả trở lên; từ năm 2015, thực hiện hỗ trợ kinh phí mua giống cỏ voi VA206 đối với các hộ dân phát triển diện tích trồng cỏ tập trung, với mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha... Tính đến hết năm 2019, trên địa bàn huyện đã hỗ trợ và khuyến khích người dân chuyển đổi, mở rộng diện tích cây ăn quả đạt 930 ha, tăng 580 ha so với năm 2011 và hơn 410 ha cây thức ăn chăn nuôi, tăng 50% so với năm 2011... Ông Phạm Văn Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Như Xuân, cho biết: Thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, huyện đã thực hiện lồng ghép chương trình, dự án để hỗ trợ kinh phí phát triển các loại sản phẩm lợi thế của địa phương. Trong đó, trọng điểm là cây ăn quả có múi và cỏ làm thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh việc hỗ trợ kinh phí, huyện còn thường xuyên phối hợp với các đơn vị chuyên môn tổ chức tập huấn, nâng cao kỹ thuật sản xuất và tiếp cận thị trường cho người dân. Khi được hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất, người dân có động lực để mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị kinh tế.

Thông qua chương trình tái cơ cấu nông nghiệp, nhiều cơ chế, chính sách đã được lồng ghép nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh với những sản phẩm chủ lực, có lợi thế của tỉnh gắn với hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm an toàn. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, xác định các khu trồng trọt tập trung ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học tại các huyện, thị xã, thành phố. Ngoài ra, để nâng cao giá trị kinh tế cho các sản phẩm lợi thế, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ... cho các sản phẩm lợi thế, chất lượng cao và nhiều tiềm năng phát triển. Đồng thời, các địa phương đôn đốc, điều hành hoạt động của các HTX trong liên kết tiêu thụ sản phẩm với nông dân, qua đó giúp tỷ lệ tiêu thụ thông qua hợp đồng tăng nhanh, nhất là đối với sản phẩm cây có múi, rau an toàn... Quan tâm hỗ trợ xây dựng cửa hàng bán, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp và tổ chức xác nhận sản phẩm an toàn theo chuỗi... Từ những hỗ trợ khuyến khích đó, bước đầu hình thành 55 vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát huy được tiềm năng, lợi thế của sản phẩm địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên từng đơn vị diện tích canh tác.

Bài và ảnh: Lê Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]