(Baothanhhoa.vn) - Toàn tỉnh hiện có 630 HTX nông nghiệp. Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa và khả năng cạnh tranh, nhiều HTX đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, mang lại những thành công bước đầu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khó khăn trong đầu tư ứng dụng công nghệ cao ở các HTX

Khó khăn trong đầu tư ứng dụng công nghệ cao ở các HTX

HTX dịch vụ nông nghiệp Thọ Thanh (Thường Xuân) đầu tư nhà kính sản xuất dưa vàng Kim Hoàng hậu.

Toàn tỉnh hiện có 630 HTX nông nghiệp. Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa và khả năng cạnh tranh, nhiều HTX đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, mang lại những thành công bước đầu.

Theo thống kê của Liên minh HTX tỉnh, hiện nay, toàn tỉnh có 52 HTX tham gia đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Các hoạt động công nghệ cao trên địa bàn chủ yếu là: Đầu tư xây dựng khu nhà màng, nhà lưới để sản xuất rau, củ, quả; xây dựng các nhà sơ chế sản phẩm và kho lạnh bảo quản sản phẩm sau thu hoạch; ứng dụng thực nghiệm khoa học vào sản xuất nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP cho cây rau; sản xuất nông nghiệp không hóa chất trong cây lúa, cây rau, chăn nuôi lợn, gà... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, quá trình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nhân rộng các mô hình vẫn gặp nhiều khó khăn.

Thực hiện chuyển đổi hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới năm 2015, HTX nông nghiệp Tân Thành, xã Nga Thành (Nga Sơn) đã nhanh chóng định hình các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh các dịch vụ truyền thống và đẩy mạnh hoạt động bao tiêu sản phẩm cho nông dân, HTX nông nghiệp Tân Thành xác định, việc đầu tư sản xuất theo hướng công nghệ cao là con đường tất yếu. Cùng với công tác vận động, khuyến khích các hộ thành viên, đây cũng là một trong những HTX đi đầu trên địa bàn trong việc tiếp thu, chuyển giao kỹ thuật và là cầu nối bao tiêu các sản phẩm rau, củ, quả được sản xuất trong nhà kính. HTX còn huy động được 7 tỷ đồng làm nguồn vốn cho các thành viên HTX vay không yêu cầu tài sản thế chấp để đáp ứng nhu cầu quay vòng vốn ngắn hạn. Đến nay, tổng diện tích rau, củ, quả được sản xuất trong nhà kính của HTX đã đạt hơn 18.000 m2. Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, ông Mai Hữu Đăng, giám đốc HTX, cho biết: Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất của HTX vẫn gặp nhiều khó khăn và chưa mở rộng, phát triển được như mong muốn. Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao yêu cầu một số vốn lớn, song việc tiếp cận được vốn đầu tư ưu đãi của Nhà nước lại rất khó khăn. Trong khi, giá trị đầu tư tài sản, công trình nông nghiệp công nghệ cao lại không được chấp nhận làm tài sản thế chấp. Mặc dù HTX có kết hợp hoạt động tín dụng để hỗ trợ cho các thành viên, tuy nhiên mới chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất ngắn hạn. Bên cạnh đó, phần lớn diện tích đất của các HTX, thành viên đều là diện tích thuê ngắn hạn, được các xã cho thuê thầu thời hạn 5 năm, do đó các hộ thành viên chưa thực sự yên tâm khi đầu tư các công trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Vấn đề tay nghề và tuyển dụng kỹ thuật cho nông nghiệp công nghệ cao cũng là một vấn đề còn nhiều khó khăn. Với những khó khăn hiện tại như, thiếu thốn về cơ sở vật chất, khả năng tài chính hạn hẹp, hoạt động còn chưa cạnh tranh, các HTX rất khó khăn trong việc thu hút nguồn lao động trẻ, có kiến thức, kỹ năng chuyên ngành phù hợp về làm việc lâu dài. Trong khi đó, chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực trẻ cho các HTX tuy đã được thực hiện nhưng nguồn kinh phí chưa nhiều và ít HTX được thụ hưởng. Bên cạnh đó, đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các quy định canh tác từ khâu chọn giống, làm đất, gieo trồng, ươm hạt tới chăm sóc nhưng khi bán sản phẩm ra thị trường thì giá không thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại sản xuất đại trà. Nguyên nhân phần lớn cho các HTX vẫn còn trong tình trạng đầu tư “nửa vời”. Nhiều sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chưa được xây dựng thương hiệu, chưa được công bố tiêu chuẩn, chất lượng, tem nhãn nên bị “đánh đồng” với các sản phẩm khác.

Để khắc phục những khó khăn, thúc đẩy nhân rộng mô hình các HTX ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, Nhà nước cần tiếp tục ban hành và thực thi hiệu quả các chính sách ưu tiên hỗ trợ vốn để các HTX có thể ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ sinh học vào sản xuất. Bên cạnh đó, hỗ trợ các chính sách về đào tạo nghề, giúp các HTX lựa chọn, áp dụng công nghệ phù hợp, chuyển đổi sản xuất trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để tăng chất lượng, giá trị kinh tế và năng suất của các sản phẩm trên một đơn vị diện tích. Tiếp tục lồng ghép các chương trình, dự án, ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ các HTX. Trong đó, bố trí vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hàng năm hỗ trợ các HTX nông nghiệp thực hiện dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh thực hiện chính sách về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, ứng dụng khoa học và công nghệ mới; hướng dẫn, hỗ trợ các HTX nông nghiệp đăng ký, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản.

Bách Nguyên


Bách Nguyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]