(Baothanhhoa.vn) - Việc có nhiều nhà máy may mặc xuất khẩu ở các làng quê trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã “níu chân” bao người lao động ở lại quê nhà. Và rồi, họ đã thành công nhân ăn cơm nhà, làm việc ở làng... Thanh Hóa hôm nay đã bớt đi những lao động phải li nông, li hương biền biệt mưu sinh nơi đất khách.

Khi nhà máy về làng

Việc có nhiều nhà máy may mặc xuất khẩu ở các làng quê trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã “níu chân” bao người lao động ở lại quê nhà. Và rồi, họ đã thành công nhân ăn cơm nhà, làm việc ở làng... Thanh Hóa hôm nay đã bớt đi những lao động phải li nông, li hương biền biệt mưu sinh nơi đất khách.

Khi nhà máy về làngNhà máy về làng, nhiều lao động là người dân xã Hoằng Thành đã trở về làm việc tại quê nhà.

Một kiểu li nông...

Chị Lê Thị Phương ở thôn 1, xã Hoằng Thành (Hoằng Hóa) có 3 sào ruộng khoán. Thời gian rảnh rỗi, chị làm thêm nhiều nghề phụ nhưng chẳng ăn thua. Năm 2014, trên địa bàn xã có Công ty TNHH Dụng cụ thể thao Sunrise chuyên may hàng xuất khẩu đi các nước châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản đi vào hoạt động, chị mạnh dạn học nghề và nộp đơn xin việc tại công ty. Chị Phương tâm sự: “Làm nghề nông vất vả, một nắng hai sương nhưng thu nhập rất thấp. Vụ nào được mùa, may mắn lắm 3 sào ruộng cho thu hoạch được gần 1 tấn lúa. Trừ mọi chi phí (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tiền thuê cày, bừa), mất hơn một nửa số thóc thu hoạch được. Gần 5 tạ thóc chia đều cho 6 tháng trong năm (một năm có 2 vụ lúa) với đủ thứ chi tiêu... đều nhìn vào mấy hạt thóc nên kinh tế gia đình có 4 khẩu ăn (2 vợ chồng và 2 đứa con) luôn trong tình trạng thiếu trước, hụt sau. Từ khi vào làm công nhân may, với mức lương 8 triệu đồng/tháng, giúp chi tiêu sinh hoạt trong gia đình cũng như việc ăn học của 2 con tạm ổn”. Rồi chị Phương cho hay: “So với làm ruộng, làm công nhân đỡ vất vả hơn, thu nhập lại cao hơn gấp nhiều lần nên có điều kiện chăm sóc, nuôi con ăn học tử tế. Tuy nhiên, tôi không bỏ ruộng mà tranh thủ làm vào ngày nghỉ hoặc thuê người làm khi vào vụ gieo cấy hoặc thu hoạch để có lúa ăn”.

Trường hợp như chị Phương ở các làng quê hiện nay khá nhiều. Mới hôm qua họ còn là nông dân nay có nhiều nhà máy về làng dựng xưởng, tuyển người, họ bỗng chốc thành công nhân ăn cơm nhà, làm việc tại làng. Không ai trong số họ bỏ ruộng vườn và những công nhân này vẫn làm những việc của nông dân sau khi hết ca từ nhà máy trở về.

... Bất li hương

Nhiều công nhân làm việc tại làng hôm nay, đã từng là công nhân tại các tỉnh phía Nam. Cứ sau tết, họ lũ lượt kéo nhau rời nhà, biền biệt hàng năm trời, bỏ lại làng quê quạnh vắng với những người già và con trẻ. Bỏ lại những mái nhà thiếu vắng người cha, người mẹ; phó mặc những đứa trẻ cho ông bà nuôi dạy... chỉ vì mưu sinh. Nay nhà máy về làng, họ như mở cờ trong bụng.

Chị Hoàng Thị Thủy, thôn Đông Môn, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) trải lòng: 3 năm làm công nhân may ở khu công nghiệp tỉnh Bình Dương nhưng không đủ tiền về ăn tết. Cuộc sống đô thị đắt đỏ, bao thứ phải chi nên hai vợ chồng dù đã chi tiêu dè xẻn nhưng luôn trong tình trạng “viêm màng túi”. Biết không thể bám trụ mãi ở Bình Dương, khi mà đứa con trong bụng sắp đến ngày chào đời, nghe được thông tin có Công ty TNHH Appareltech chuyên may hàng xuất khẩu đóng chân trên địa bàn xã tuyển công nhân, không đắn đo, vợ chồng Thủy nộp đơn xin vào làm.

Thủy hồ hởi: “Hiện mức thu nhập của 2 vợ chồng sau hơn 10 năm làm tại công ty này (vợ làm công nhân may, chồng làm thợ điện), là 17 triệu đồng/tháng. Số tiền này không chỉ đảm bảo cuộc sống sinh hoạt của gia đình có 5 người gồm: 2 vợ chồng và 3 đứa con mà còn để ra mỗi tháng khoảng 9 triệu đồng.Thu nhập cao lại được làm gần nhà, gần cha mẹ và gần các con đó là điều sung sướng nhất”.

Không chỉ có vợ chồng chị Thủy thoát cảnh “li hương" khi có nhà máy về làng mà có đến hàng chục ngàn lao động ở các vùng quê trên địa bàn tỉnh đều đã trở về sau nhiều năm li hương đến các tỉnh phía Nam, phía Bắc tìm kiếm việc làm. Nói về hiệu quả khi nhà máy về địa phương, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Hoằng Hóa và các ông: Lương Xuân Chưởng, Chủ tịch UBND xã Hoằng Thành (Hoằng Hóa); ông Lê Hồng Chương, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) đều cho rằng: Việc địa phương có nhà máy đứng chân, không chỉ tạo điều kiện cho loại hình kinh doanh dịch vụ - thương mại phát triển, làm thay đổi bộ mặt làng quê; nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn... mà còn giúp địa phương giải quyết tình trạng “Li nông nhưng không li hương”. Chính vì vậy, chủ trương ưu tiên chọn đầu tư các dự án may mặc xuất khẩu để góp phần thúc đẩy sản xuất và tạo việc làm cho lao động, kéo giảm tình trạng li nông dẫn đến li hương. Và như vậy, việc các nhà máy may mặc về dựng xưởng, tuyển người tại các làng quê, không chỉ góp phần giải quyết tình trạng lao động dôi dư ở địa phương mà còn giải quyết tốt nhiều vấn đề xã hội khác.

Bài và ảnh: Minh Lý



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]