(Baothanhhoa.vn) - Thực tế trong quá trình phát triển cho thấy, trình độ, năng lực của đội ngũ quản lý HTX còn nhiều hạn chế; đa số cán bộ chủ chốt HTX đã cao tuổi, hoạt động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, thiếu nhạy bén trong hoạt động; xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh chưa hiệu quả, chưa phù hợp với thực tế cũng như phát triển kinh tế của địa phương. Việc liên kết giữa nông dân, HTX, doanh nghiệp để tổ chức sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu, số HTX tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi ...

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Khát” lao động có trình độ chuyên môn

Thực tế trong quá trình phát triển cho thấy, trình độ, năng lực của đội ngũ quản lý HTX còn nhiều hạn chế; đa số cán bộ chủ chốt HTX đã cao tuổi, hoạt động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, thiếu nhạy bén trong hoạt động; xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh chưa hiệu quả, chưa phù hợp với thực tế cũng như phát triển kinh tế của địa phương. Việc liên kết giữa nông dân, HTX, doanh nghiệp để tổ chức sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu, số HTX tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị còn hạn chế.

Tổng số cán bộ quản lý trong các HTX trên địa bàn tỉnh hiện nay là 4.580 người; trong đó, số cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng, đại học là 504 người, chiếm 11%. Do thiếu nguồn lao động có trình độ cao và khó khăn trong thu hút cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn về làm việc, nên hiệu quả phát triển các dịch vụ, phát triển sản xuất của các HTX chưa cao.

Hiện nay không ít cán bộ HTX thiếu kiến thức về pháp luật, quản lý kinh tế, quản trị, trình độ ngoại ngữ, tin học... nên việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa cơ giới vào sản xuất còn hạn chế. Chất lượng cung cấp các dịch vụ của HTX chưa đáp ứng được nhu cầu của thành viên và người lao động. Theo khảo sát, đánh giá của Liên minh HTX Thanh Hóa, suốt thời gian dài, cán bộ có năng lực, trình độ sau thời gian công tác tại các HTX đều luân chuyển, chuyển sang làm việc khác hoặc dùng HTX làm “bàn đạp” để vươn lên làm việc khác, dẫn đến đội ngũ cán bộ HTX luôn bị xáo trộn, thời gian công tác tại HTX ngắn. Ông Nguyễn Văn Khoa, giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hợp (Thiệu Hóa), cho biết: Hiện nay ban lãnh đạo của HTX có 6 người, nhưng chỉ có 4 người có trình độ trung cấp. Chính vì vậy, việc phát triển các khâu dịch vụ yêu cầu cao về khoa học – kỹ thuật thì HTX chưa đáp ứng được. Trong quá trình sản xuất ở địa phương, việc du nhập các loại giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, HTX chủ yếu dựa vào ban chỉ đạo sản xuất của xã. Ngoài ra, để thực hiện có hiệu quả các khâu dịch vụ phục vụ sản xuất cho các thành viên, bà con nông dân trên địa bàn, HTX thuê chuyên gia về hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng.

Sau khi Luật HTX năm 2012 có hiệu lực thi hành, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt và thành viên HTX. Đến nay, các văn bản hướng dẫn thi hành chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt và thành viên HTX đã được ban hành tương đối đầy đủ kèm theo các hướng dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của HTX, thành lập mới HTX, tổ chức lại hoạt động của HTX theo chương trình hỗ trợ phát triển HTX, giai đoạn 2015-2020. UBND tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch 04/KH-UBND ngày 5–1-2018 về tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và thành viên HTX, giai đoạn 2018 – 2020 từ nguồn vốn sự nghiệp Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh trong giai đoạn 2013-2017, Liên minh HTX Thanh Hóa đã phối hợp với các sở, ngành có liên quan của tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố tổ chức bồi dưỡng cho 2.537 cán bộ chủ chốt các HTX từ nguồn ngân sách của trung ương và của tỉnh. Qua đó, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ HTX được cải thiện; bước đầu hỗ trợ có hiệu quả cho việc tổ chức, quản lý và kinh doanh của HTX. Tuy nhiên, số lượng cán bộ chủ chốt được tập huấn, bồi dưỡng chỉ chiếm rất ít so với tổng số cán bộ chủ chốt của các HTX trong tỉnh. Đối tượng được tập huấn, bồi dưỡng chủ yếu là cán bộ quản lý HTX, còn thành viên HTX hầu như chưa tham gia các khóa tập huấn. Kinh phí bố trí cho các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ chủ chốt và thành viên HTX còn hạn hẹp, các định mức cho công tác bồi dưỡng theo quy định của Bộ Tài chính thấp, nhất là định mức hỗ trợ cho cán bộ HTX, thành viên tham gia lớp tập huấn... Để kinh tế tập thể với nòng cốt là HTX ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là vai trò của HTX trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, việc phát triển kinh tế HTX cần nhiều yếu tố, như cơ chế, chính sách, nguồn vốn, lao động, thị trường... trong đó, nguồn lao động, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt có vai trò quan trọng, quyết định đến thành công trong hoạt động của HTX. Tuy nhiên, đội ngũ này trên địa bàn tỉnh hiện nay còn nhiều hạn chế, cần những giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng.

Đại diện lãnh đạo Liên minh HTX Thanh Hóa đề nghị: Trung ương và tỉnh cần xây dựng các đề án, dự án đào tạo dài hạn, đào tạo lại nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ chủ chốt, cán bộ kỹ thuật HTX; đồng thời, phối hợp các tổ chức quốc tế tại Việt Nam để xây dựng các chương trình đào tạo chuyên sâu gắn với việc nâng cao năng lực hoạt động của các HTX. Ngoài ra, cần đổi mới phương thức tập huấn, bồi dưỡng theo hướng cầm tay chỉ việc và phải gắn liền với tư vấn, hỗ trợ hoàn thiện các mô hình phát triển sản xuất của HTX gắn với chuỗi giá trị. Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học về làm việc có thời hạn tại các HTX dịch vụ nông nghiệp.


Hùng Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]