(Baothanhhoa.vn) - Từ ngày 22-9 đến 26-9-2021 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có lượng mưa phổ biến từ 100-150 mm, một số nơi mưa to trên 380mm, đã làm cho một số diện tích lúa và màu bị ngập úng.

Khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất sau mưa lớn

Từ ngày 22-9 đến 26-9-2021 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có lượng mưa phổ biến từ 100-150 mm, một số nơi mưa to trên 380mm, đã làm cho một số diện tích lúa và màu bị ngập úng.

Khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất sau mưa lớn

Nông dân xã Quảng Lưu (Quảng Xương) chăm sóc cây trồng sau mưa.

Theo báo cáo nhanh của các huyện, thị xã, thành phố, đến chiều 26-9, tổng diện tích cây trồng bị đổ ngã, ngập úng là 609,15 ha, trong đó lúa 208,1 ha, ngô 149,5 ha, mía 54,5 ha, lạc 2,5 ha, rau màu các loại 194,55 ha; cây ăn quả, cây lâu năm bị gãy đổ 630 cây.

Dự báo trong những ngày tới thời tiết diễn biến khó lường, mưa có thể tiếp tục diễn ra trên diện rộng. Để ứng phó với thời tiết cực đoan, khôi phục và ổn định sản xuất sau ảnh hưởng của mưa lớn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất sau ảnh hưởng của mưa lớn.

Khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất sau mưa lớn

Bà con nông dân dựng buộc diện tích lúa bị đổ, ngã.

Đối với thu hoạch lúa và cây trồng vụ thu mùa 2021: Huy động mọi lực lượng, phương tiện kể cả áp dụng các biện pháp thu hoạch thủ công để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa và cây trồng khác vụ thu mùa với phương châm “xanh nhà hơn già đồng” nhằm bảo vệ năng suất, sản lượng cây trồng cuối vụ. Ðối với diện tích lúa chưa chín bị đổ ngã, cần khẩn trương dựng lúa lên, cột thành chùm để tránh hạt lúa nảy mầm trên bông, tiêu kiệt nước mặt ruộng để tạo thuận lợi cho việc thu hoạch lúa và tiến hành làm đất, gieo trồng cây màu vụ Đông.

Khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất sau mưa lớn

Nông dân xã Quảng Lưu tỉa cây con để chắm dặm cho diện tích bị thiệt hại do mưa lớn.

Đối với sản xuất vụ đông năm 2021-2022: Diện tích thiệt hại trên 50%, phá bỏ để gieo trồng lại hoặc chuyển sang trồng cây trồng khác, đồng thời chuẩn bị đầy đủ giống, vật tư nông nghiệp phục vụ khôi phục sản xuất sau mưa, lũ. Diện tích thiệt hại dưới 50% khẩn trương tiêu kiệt nước mặt ruộng, sau khi nước rút tiến hành vệ sinh đồng ruộng, phun phân bón lá, các chế phẩm sinh học... cho cây trồng phục hồi nhanh đồng thời tiến hành chắm dặm đảm bảo mật độ gieo trồng; khi đất khô ráo thực hiện xới xáo, phá váng, vun gốc kịp thời để tạo độ thoáng cho đất tránh bị nghẹt rễ và kết hợp bón bổ sung phân lân dễ tiêu, NPK; phòng trừ sâu bệnh kịp thời, nhất là bệnh huyết dụ trên ngô, bệnh héo xanh vi khuẩn, lở cổ rễ trên bí, ớt, dưa chuột, hành tỏi, cà chua...

Đối với cây con trong vườn ươm, thực hiện các biện pháp chăm sóc kết hợp bổ sung bùn loãng tưới lên mặt bầu, bánh (ngô bầu, ngô bánh, cây ớt, cà chua...), sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón qua lá để cây con sinh trưởng tốt đảm bảo tiêu chuẩn trước khi đưa ra trồng ngoài đồng ruộng khi điều kiện thuận lợi.

Đối với cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm: Tập trung thu hoạch nhanh, gọn đối với loại quả đã đủ tuổi thu hoạch; chỉ đạo người dân tiến hành cắt, tỉa tán, dọn vệ sinh, chằng, chống đảm bảo vững chắc, thông thoáng cho vườn cây công nghiệp, cây ăn quả để đề phòng bão lớn, lũ, ngập úng. Sau mưa, lũ, ngập úng cần khẩn trương đào rãnh ở mặt luống để thoát nước; xới xáo, phá váng để rễ cây được thông thoáng và triển khai các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân để phục hồi vườn cây. Đồng thời, chủ động nguồn giống, vật tư để tiến hành trồng dặm hoặc trồng tái canh các diện tích bị thiệt hại.

Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]